Tự nhuộm tóc
Thuốc nhuộm tóc là một hóa chất có phản ứng khá mạnh (thậm chí là rất mạnh). Thông thường, khi nhuộm tóc, thợ làm tóc sẽ biết rõ các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Còn những người chưa hiểu rõ hoặc tự mày mò sẽ rất dễ dẫn đến sai lầm.
Chỉ cần một sai sót nhỏ như để rơi vào da, pha sai công thức, hít phải hoặc nuốt phải, rơi vào mắt, mũi… cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhẹ thì có thể gây ra các phản ứng với các bộ phận trên cơ thể, làm đau rát, ngứa… Nặng thì có thể dẫn đến các phản ứng với với các cơ quan bên trọng (chủ yếu là nội tạng). Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Thế nên, nếu không có chuyên môn, tốt nhất các bạn đừng nên tự nhuộm tóc tại nhà, hoặc ít ra hãy đảm bảo bạn có đủ đồ nghề bao gồm đồ bảo hộ cho da, cổ và tay chân khi nhuộm tóc.
Tự tắm trắng
Hiện nay, ngay cả việc tắm trắng cũng được “hướng dẫn” tự làm tại nhà, chỉ cần bạn mua sản phẩm tắm trắng. Thế nhưng, biện pháp làm đẹp này luôn cũng rất nhiều mối nguy hại. Đầu tiên là việc chúng ta không thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm tắm trắng, đồng thời cũng không có đủ các dụng cụ để thực hiện. Tự làm một cách thô sơ rất dễ gây sai lầm khi pha chế, sai sót trong thời gian làm trắng… Những điều này không những không mang đến hiệu quả, trái lại còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến làn da. Thậm chí, các chất gây hại trong sản phẩm làm trắng còn có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh cho các cơ quan nữa. Thế nên, bạn đừng nên mạo hiểm với việc này nhé!
Tự nặn mụn
Tự nặn mụn rất dễ gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và gây hại trên da. Hành động này không những không làm giảm mụn mà còn khiến cho mụn mọc càng nhiều hơn bởi chúng ta không biết vệ sinh đúng cách trước và sau khi nặn.
Bên cạnh đó, có những loại mụn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu chúng ta tự ý nặn mụn sai quy cách, điển hình là mụn trứng cá, đinh râu… Thế nên, tốt nhất là bạn hãy để mụn tự “chín”. Với các trường hợp mụn trứng cá, mụn lớn… thì hãy đến khám bác sĩ da liễu để được điều trị cẩn thận và đảm bảo an toàn nhé!
Tự lấy ráy tai
Tai của chúng ta (phần bên trong) rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Màng nhĩ và bộ phận xương nhỏ trong tai giữa dễ có khả năng bị thương tổn khi ngoáy tai không đúng cách. Ngoài tình trạng đau nhức, gây choáng váng, nó có thể gây mất thính giác. Bên cạnh đó, nếu phần da bên trong tai bị xước, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, gây viêm loét và đau đớn. Lời khuyên cho các bạn là chỉ nên dùng bông tăm làm vệ sinh phía ngoài, tránh ngoáy sâu hay dùng dụng cụ kim loại để lấy ráy tai. Hãy đến các cơ sở có chuyên môn để được lấy ráy tai đúng cách.
Nguồn: Kiến thức
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…