Đông y

Những bài thuốc chữa bệnh từ củ mã thầy được chuyên gia mách bảo

Củ mã thầy không chỉ đơn giản quà vặt được các cô, các bà gánh hàng rong tại các con phố. Món quà vặt này cũng là vị thuốc dân gian chữa một số bệnh như: bệnh tiêu khát, bệnh về gan, táo bón, tiêu nhũng, thanh nhiệt,…

Củ mã thầy còn được gọi với cái tên khác là Củ năng, Bột tề, Địa lê, Thông thiện thảo, Thủy vu, Ô vu, Ô từ, Hắc sơn lăng, Địa lật, Hồng từ cô. Củ mã thầy vị ngọt, tính hàn, có công năng ích khí, an trung, khai vị, tiết thực.

Trong y học cổ truyền củ mã thầy được sử dụng để trị nhiều bệnh do nhiệt, vàng da hay tỳ vị hư hàn…

Bài thuốc chữa bệnh từ củ mã thầy

Chữa tiểu ra máu: Mã thầy 150 g, rau câu, râu ngô mỗi thứ 30 g, sắc uống.

Chữa bệnh sởi: Ngay ngày đầu tiên, cho trẻ uống nước ép củ mã thầy. Khi sởi sắp mọc và cả sau khi sởi đã mọc, lấy mã thầy nấu với củ cà rốt và hạt mùi cho ăn đến khi sởi bay. Tiếp đó vài ngày, uống nước củ mã thầy để tẩy độc và giúp cơ thể chóng hồi phục.

Cháo mã thầy giúp thanh nhiệt, thủy lợi: Củ mã thầy 60 g, củ cải trắng 150 g, gạo 200 g, nấu cháo ăn.

Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó khăn, khát nước, táo bón: Dùng thân cây mã thầy 10 – 20 g, phối hợp với rễ cây lau (lô căn) 30 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống mỗi ngày 2 lần.

Hạ huyết áp, tiêu thũng, thanh nhiệt: Làm món mã thầy xào thịt và rau cần. Củ mã thầy 100 g, thịt lợn nạc 300 g, rau cần 200 g, dầu, hành, đường vừa đủ, làm thành món xào để ăn.

Bổ phế thận: Củ mã thầy 100 g, bầu dục lợn 1 đôi, đường phèn 30 g (đập nát), nước 2.000 ml, làm sạch đun sôi 25 phút và ăn.

Giải rượu: Những người uống rượu nhiều, sau đó cảm giác nóng bụng, khó chịu có thể sử dụng lợi thế tiêu khát của củ mã thầy bằng cách dùng nước ép củ này, cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người.

Giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp: Nước củ này chứa nhiều kali. Chất khoáng cần thiết cho chức năng hoạt động của cơ và thần kinh. Ngoài ra hàm lượng iốt và mangan trong củ mã thầy cũng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

Những lưu ý khi sử dụng củ mã thầy

Củ mã thầy có tính lạnh nên không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu…

Trước khi ăn phải rửa thật sạch củ mã thầy do vỏ ngoài củ mã thầy dễ bị ấu trùng sán lá bám vào nên có nguy cơ nhiễm sán cực cao.

Yhocvn.net/Theo SKĐS

Bác sĩ

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

12 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

13 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

6 days ago