– Yếu tố di truyền
Có khoảng gần 50% đối tượng mắc phải bệnh á sừng có liên quan tới yếu tố di truyền cơ địa, tức là gen quy định cấu trúc cơ địa da sẽ truyền lại cho đời con cháu. Thế nên những người bị bệnh á sừng thường có người thân thế hệ trước như ông bà, bố mẹ mắc phải căn bệnh này.
– Yếu tố gây bệnh từ môi trường
Ngoài yếu tố di truyền ra thì không thể không kể tới một số tác nhân dễ tác động gây bệnh á sừng nên biết như:
+ Do tiếp xúc hóa chất: Tiếp xúc với các chất gây kích ứng cao như: xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp…. sẽ gây tổn thương da dễ gây nên triệu chứng hình thành lớp sừng gây bệnh á sừng.
+ Do nhiễm khuẩn vết thương hở: da bị trầy xước tổn thương nhưng không được chăm sóc vệ sinh đúng cách gây nhiễm khuẩn dễ làm bùng phát lên các bệnh á sừng, tróc vảy khá nghiêm trọng.
+ Do nguồn nước: Ô nhiễm khuẩn nước có chứa các chất bẩn, độc hại nêu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm da tay bong tróc dễ gây bệnh á sừng.
+ Do thiếu chất: Một tác nhân gây bệnh ít ai ngờ tới nữa đó là do thiếu vitamin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng lớp sừng ngoài da, bùng phát căn bệnh này.
+ Do yếu tố thời tiết: Vào mùa đông da thường khô do bị mất nước, thế nên đây cũng là thời điểm rất dễ mắc phải bệnh á sừng.
Hướng dẫn những cách điều trị á sừng
Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng:
Các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như Gentrizone, Fucicort,…
Các kem dưỡng da, tăng độ ẩm cho da, làm mềm mịn da thường được sử dụng để thay thế, hạn chế tác dụng của các corticoid như Explaq
Bên cạnh đó lưu ý các biện pháp hạn chế sự khởi phát hoặc bệnh nặng hơn như:
Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.
Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu… Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối… Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.
Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay.
Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng.
Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà…
Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.
Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…