Chị Quách Thị Phượng trú tại Hà Đông, Hà Nội chia sẻ bí kíp trị viêm mũi, chảy nước mũi ở trẻ là lấy củ tỏi bóc sạch vỏ sau đó lấy chày hoặc nắm dao ép chặt để tỏi nhừ. Sau đó cho vào túi nilon bóp chặt lấy nước. Pha thêm với vài giọt nước muối sinh lý. Mũi trẻ đã vệ sinh sạch sau đó nhỏ 1-3 giọt vào mũi để trị viêm.
Chị Phượng cho biết cách này được ông bà ở quê truyền tai nhau. Chị Phượng cho rằng nhờ biện pháp này mà con chị không phải dùng kháng sinh.
Chị Nguyễn Hải trú tại Long Biên, Hà Nội cũng thường xuyên ép nước tỏi nhỏ vào mũi cho con. Tuy nhiên, một lần chị hướng dẫn bà nội cháu nhưng sai cách. Bà nội ở nhà lấy tỏi ép và nhỏ luôn nước vào mũi cháu nhiều khiến cháu khóc sặc lên.
Sau đó, chị thấy mũi con đỏ lên. Những ngày sau cứ sờ vào mũi là cháu lại khóc. Chị phải đưa con đi khám, bác sĩ cho biết cháu đã bị viêm mũi do bỏng tỏi. Từ đó, chị không bao giờ nhỏ tỏi vào mũi cho con nữa.
Ảnh minh họa |
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc– nguyên PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương: việc nhỏ nước tỏi vào mũi trị viêm mũi cho trẻ là quan niệm sai lầm. Nước tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.
Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.
Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.
Để trị viêm mũi cho trẻ, cha mẹ cũng không nên rửa mũi nhiều lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Bình thường, mũi có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi.
Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc…. Rửa khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Vào mùa đông, cha mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý trong nước ấm 50 độ C rồi hãy nhỏ vào mũi cho bé để tránh viêm mũi do nước lạnh. Khi mũi trẻ khô, bình thường cha mẹ cũng không nên rửa mũi cho con.
Theo Infonet
Nguồn: Báo Đất Việt
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…