Categories: Thuốc

Nhiều vị thuốc quý từ ngựa

Hầu hết các bộ phận của con ngựa đều được dùng làm thuốc: Thịt ngựa (mã nhục), xương ngựa (mã cốt), sữa ngựa (mã nhũ), phân ngựa (mã phẩn), răng ngựa (mã xỉ), sỏi trong dạ dày hay túi mật (mã bảo).

Ngoài ra, dương vật (bạch mã âm kinh), gan, phổi và máu ngựa cũng được sử dụng làm thuốc.

Mã nhục (thịt ngựa): chứa protid, lipid, có các muối khoáng và vitamin. Theo Đông y, thịt ngựa vị ngọt đắng, tính nóng, có độc; có tác dụng lớn gân, mạnh xương. Chữa gân xương yếu, chứng xương cốt yếu liệt, tê bại và nhiệt khí, tiêu hóa kém, chốc lở và rụng tóc. Ăn thịt ngựa, trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn; thanh niên vạm vỡ cường tráng; người già không bị đau nhức xương và sống lâu. Có thể chế biến thành những món ăn hợp khẩu vị theo lứa tuổi.

Kiêng kỵ: Không dùng thịt ngựa cho người bị hạ lỵ; không nấu thịt ngựa với ké đầu ngựa (thương nhĩ tử), hoặc với gừng.

Mã nhũ (sữa ngựa): chứa protid cao hơn sữa người, lipid và các vitamin C, A,  muối khoáng và các nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, sữa ngựa vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt, chỉ khát. Chữa huyết hư, phiền nhiệt, cốt chưng, chỉ khát. Sữa ngựa được dùng theo nhiều cách: sữa tươi, sữa chua, rượu sữa. Sữa tươi, thêm ít đường cho đủ ngọt , đun sôi, uống trong ngày; là thuốc bổ sinh huyết, dễ tiêu, chữa ho, phổi ráo, dùng cho người bị lao phổi hoặc mắc bệnh mạn tính. Sữa chua ngựa là nước giải khát tăng lực giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn; góp phần làm hưng phấn thần kinh khi mệt mỏi, chữa các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và nhiều loại bệnh ngoài da. ở Mông Cổ, có một tập quán lâu đời về chế rượu sữa ngựa như người Việt Nam chế rượu nếp cái bằng men thuốc. Rượu sữa ngựa có nồng độ cồn thấp, dùng để bồi dưỡng, làm giảm béo, chữa thiếu máu và phục hồi sức khỏe với người bị lao phổi.

Mã cốt (xương ngựa): chứa calci phosphat, keratin, oscein. Theo Đông y, xương ngựa vị ngọt, tính lương, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương. Thường dùng dưới dạng cao – cao ngựa bạch: phục hồi sức khỏe với người mới ốm dậy, đau nhức gân xương, phụ nữ sau khi đẻ, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương xanh xao biếng ăn.

Kiêng kỵ: không dùng rượu cao ngựa với trẻ em; khi dùng kiêng các chất tanh như tôm, cua, cá, chất cay: tỏi, ớt, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống.

Bạch mã âm kinh (dương vật ngựa): vị ngọt mặn, tính ôn; tác dụng bổ thận ích khí. Dùng cho người suy nhược gầy gò, ốm yếu, liệt dương, tinh suy. Kết hợp với nhục thung dung, liều lượng bằng nhau, tán bột mịn, trộn với mật ong làm hoàn; ngày uống 6g trước bữa ăn để trị liệt dương.

Kiêng kỵ: không dùng cho người âm hư hỏa vượng.

Mã bảo (sỏi): vị mặn, tính lạnh; có tác dụng trấn kinh hóa đờm, thanh nhiệt giải độc. Trị các chứng kinh giản điên cuồng, đàm nhiệt nội thịnh, thần trí hôn mê, nôn ra máu, chảy máu cam, mất ngủ do thần kinh, ho do co thắt.

BS. Tiểu Lan

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago