Categories: Thuốc

Nhiệt miệng sẽ “cuốn gói ra đi” khi bạn sử dụng 8 nguyên liệu nhà bếp này

Với các nguyên liệu dễ tìm và thường có sẵn trong nhà này, bạn có thể tự pha chế thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Bị nhiệt miệng là điều không ai mong muốn vì nó gây ra vô vàn sự khó chịu, khiến bạn không thể ăn uống ngon miệng. Nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng chưa được làm rõ nhưng đa phần nó xảy ra do các yếu tố như stress, dị ứng thức ăn, suy yếu hệ thống miễn dịch, nhiễm virus và hút thuốc. Nhiệt miệng thường kéo dài khoảng một tuần và nếu muốn chúng biến mất nhanh hơn, bạn có thể sử dụng những biện pháp tại nhà dưới đây:

1.Lô hội

Lô hội có đặc tính kháng khuẩn chống viêm, rất hiệu quả đối với các bệnh lở loét. Bạn cắt một ít lá lô hội và bóp gel vào một chiếc ly rồi bôi lên vết nhiệt miệng hàng ngày. Hoặc bạn có thể dùng nước ép lô hội hữu cơ để làm nước súc miệng 3 lần mỗi ngày.

2.Dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, có thể điều trị hiệu quả chứng lở loét. Bạn dùng bông để bôi dầu dừa lên vết đau nhiều lần trong ngày hoặc súc miệng trong 15 phút với một thìa dầu dừa hai lần mỗi ngày.

3. Rau mùi

Rau mùi cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả khi bạn đun sôi một vài chiếc lá rau mùi với khoảng 230ml nước. Sau đó, bạn để nước này nguội hơn rồi súc miệng 4 lần mỗi ngày.

4. Tinh dầu trà

Với tính kháng nấm, kháng khuẩn mạnh mẽ, tinh dầu trà có thể giúp bạn chữa trị chứng lở loét khá nhanh. Đầu tiên, bạn cho nửa muỗng nước lọc vào một chiếc lọ nhỏ, sạch, bỏ thêm 2 giọt tinh dầu cây trà vào. Bôi lên vết đau 3 lần mỗi ngày. Hoặc bạn có thể pha khoảng 10 giọt tinh dầu vào 230ml nước lọc để làm nước súc miệng 4 lần mỗi ngày.

5. Mật ong

Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có đặc tính khử trùng sẽ giúp bạn chữa lành vết lở loét. Bạn chỉ cầnbôi một ít mật ong lên vết nhiệt miệng, để nguyên trong vài phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

6. Baking soda

Loại nguyên liệu thường được dùng làm bánh này cũng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả đến bất ngờ. Bạn chỉ cần pha một muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước sạch rồi trộn đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc. Bôi hỗn hợp lên vết nhiệt miệng, để nguyên trong 10 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên bôi 4 lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Bột ớt

Loại gia vị tạo cay như bột ớtcũng có thể trở thành phương thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên khi dùng nó, bạn nên tránh để bột ớt chạm vào lưỡi vì sẽ gây cay. Bạn trộn một ít bột ớt với nước rồi bôi lên vết đau. Hỗn hợp này ban đầu có thể khiến bạn khó chịu nhưng nó sẽ không kéo dài quá lâu. Thực hiện 2 lần mỗi ngày để “đánh bay” nhiệt miệng nhanh chóng.

8. Nước muối

Đây chắc hẳn là biện pháp có giá rẻ nhất, dễ dàng nhất mà bạn có thể thực hiện. Chỉ cần pha một chút muối với nước ấm, súc miệng 4 lần mỗi ngày, vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng “cuốn gói ra đi”.

Thụy Du Dịch theo LH

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago