Categories: Sức khoẻ

Nhà có trẻ nhỏ cần tránh căn bệnh đáng ngại này khi thời tiết giao mùa

Thời tiết đang giao mùa, dễ gây
ra các dịch bệnh nguy hại đến trẻ nhỏ, trong đó bệnh tay chân miệng là
mối lo ngại lớn nhất trong thời điểm hiện nay, bậc phụ huynh cần lưu ý
để chăm sóc trẻ vì tốc độ lây lan của virus này rất nhanh.

Thời tiết đang giao mùa, dễ gây ra các dịch bệnh nguy hại đến trẻ nhỏ,
trong đó bệnh tay chân miệng là mối lo ngại lớn nhất trong thời điểm
hiện nay, bậc phụ huynh cần lưu ý để chăm sóc trẻ vì tốc độ lây lan của
virus này rất nhanh.

Bệnh có xu hướng gia tăng

Bác
sĩ Trần Thị Kim Vân – Điều trị khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM
cho biết: “Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus
thuộc nhóm Enterovirus gây ra, bệnh lây truyền sang đường tiêu hóa và
tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, phân của người nhiễm
virus.

Cũng theo bác sĩ Vân, bệnh lưu hành quanh năm nhưng đỉnh
điểm để dịch bùng phát được chia thành 2 đợt, gồm: đợt 1 từ tháng 3 đến
khoảng tháng 5 và đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 12.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhưng vẫn có thể xảy ra ở người lớn và có rất nhều khả năng gây thành dịch.

Trẻ bị bệnh tay, chân, miệng. Ảnh: Minh họa

Theo
thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm ghi
nhận 3.917 trường hợp nhập viện vì bệnh tay chân miệng, ít hơn 32% so
với cùng kỳ năm 2015 và không có trường hợp tử vong. Bệnh có diễn tiến
tương tự như những năm trước, với số ca bệnh trong tháng 9/2016 tăng 13%
so với tháng 8/2016.

Cũng trong tháng 9, bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận khám ngoại trú khoảng 3.278 bệnh nhi và nội trú là 235.


thể nói, bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng tăng cao nên các bậc
phụ huynh không được lơ là với con trẻ ở trong giai đoạn đang giao mùa.
Bởi, bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu.

Phụ huynh cần đưa bệnh nhi đến khám sớm

Theo
bác sĩ Vân, bệnh tay chân miệng thường có những dấu hiệu phổ biến ở trẻ
như bị sốt, nổi nốt ở những hầm móng nước nhỏ (nổi ở lòng bàn tay, bàn
chân, loét miệng, đầu gối, khủy tay và có khi toàn thân).

Đặc
biệt, có những trẻ nổi nốt kín đáo hơn, bác sĩ phải khám qua sắc thể mới
nhìn thấy được. Cho nên, phụ huynh khi thấy trẻ có biểu hiện sốt nên
đưa đi khám liền để bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị và tư vấn chính
xác hơn.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bệnh tay, chân, miệng, gia đình cần đưa đến bệnh viện điều trị sớm. Ảnh: Minh họa.

Ngoài
ra, ở những trường hợp nặng hơn, trẻ thường sốt cao liên tục và có
những triệu chứng khác như khó ngủ, quấy khóc, thỉnh thoảng hay giật
mình và giơ hai tay lên thì phải đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Nếu
đến trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể bùng phát nặng hơn, trẻ sẽ có
tình trạng hốt hoảng, run tay chân, trợn mắt, tim nhanh, mạch nhanh và
có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù
phổi cấp dẫn đến tử vong.

Cũng theo bác sĩ Vân, bệnh vẫn chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu chỉ là thuốc bổ trợ. Nên, gia đình thấy trẻ có
dấu hiệu khả nghi trên phải đưa nhập viện ngay để tiện theo dõi.

“Quan
trọng nhất, phụ huynh không nên tự mua thuốc về cho trẻ uống. Vì một số
trẻ có dấu hiệu rất tinh tế, chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới nhận biết và
biết cách điều trị sao cho phù hợp với thể trạng trẻ. Uống những thuốc
linh tinh sẽ gây ra những hậu quả khó lường”, bác sĩ Vân khuyến cáo.

Trẻ mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Ảnh: Minh họa

Để
phòng tránh bệnh tay chân miệng đang giao mùa, gia đình phải thường
xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ, người chăm sóc bằng nước và xà phòng.
Làm sạch những vật dụng dễ truyền nhiễm như đồ chơi phải rửa bằng nước
sôi và lau sàn nhà sạch sẽ.

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Cục Y tế dự
phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cộng đồng thực hiện các biện pháp
sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là
rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế
biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi
vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt
vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được
rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo
sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ;
không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng
chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ
chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ,
lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập,
tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc
các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Theo Trí Thức trẻ

Ngoài ra, phụ huynh cần cho trẻ ăn
những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến
những vết loét miệng của trẻ sẽ trầm trọng hơn.

Bác sĩ Vân cho
biết thêm: “Hiện tại, bệnh không có vắc xin đặc trị để phòng ngừa nên
những trẻ mắc bệnh phải cách ly với tất cả trẻ khác, ít nhất là một
tuần”.

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago