Categories: Tin tức

Người đàn ông bị cương cứng suốt 14 giờ

Lạm dụng thuốc điều trị rối loạn chức năng cương dương, John (Mỹ) bị cương cứng suốt 14 tiếng đồng hồ và phải nhập viện cấp cứu.

Đó chắc chắn là lần cương cứng đau đớn nhất cuộc đời của John (*). Theo Men’s Health, ban đầu người đàn ông 55 tuổi nghĩ đơn giản rằng alprostadil, loại thuốc tiêm trị rối loạn chức năng cương dương đang dùng mất tác dụng chậm hơn bình thường nên chỉ uống vài viên Tylenol giảm đau. Sau 7 tiếng, tình hình không khá hơn, John vẫn chắc chắn mình không sao. 7 giờ nữa trôi qua, trong tình trạng đau đớn và cương cứng, người đàn ông mới nhập viện cấp cứu. 

Các bác sĩ chẩn đoán John bị priapism hay còn gọi là cương đau dương vật, hội chứng hiếm gặp khiến nam giới cương cứng từ 4 tiếng trở lên. Không chỉ gây khó chịu và xấu hổ, priapism còn làm tổn thương mô, thậm chí trầm trọng hóa rối loạn chức năng cương dương nếu không được can thiệp kịp thời.

Bác sĩ tiết niệu, sản khoa và phụ khoa Daniel Williams từ Đại học Wisconsin cho biết sử dụng thuốc rối loạn chức năng cương dương quá liều hoặc không cần thiết làm tăng nguy cơ priapism. Đặc biệt, người dùng thuốc tiêm sẽ dễ bị hơn bởi nó tác dụng mạnh hơn thuốc uống. “Quá nhiều thuốc làm máu tiếp tục chảy vào trong, mắc kẹt lại và duy trì cương cứng”, bác sĩ Williams nói.

Trong trường hợp của John, bác sĩ nhận định anh đã tiêm quá nhiều alprostadi nên đề nghị bệnh nhân giảm liều lượng. Ít lâu sau, người đàn ông lại trải qua một lần cương cứng 7 tiếng. Cuối cùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo anh bỏ hẳn thuốc tiêm và chuyển sang thuốc uống. Kết quả, John không còn bị cương cứng kéo dài nữa. 

Nguyên nhân khác dẫn đến priapism là thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc ưng thư máu. Tờ Journal of Sexual Medicine chỉ ra 20% đàn ông bị cương đau kéo dài do chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm. Ngoài ra, một số loại thuốc như chống trầm cảm, chống lo âu hoặc thuốc làm loãng máu cũng đẩy cao rủi ro mắc priapism.

Bác sĩ Williams khuyến cáo nếu tiếp tục cương cứng sau khi ân ái, phái mạnh có thể chờ một chút. Hết 4 tiếng mà “cậu nhỏ” chưa trở lại như cũ, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Càng trì hoãn, bạn càng có nguy cơ bị tổn thương mô. Thông thường, priapism được xử lý bằng cách tiêm một mũi phenylephrine vào dương vật nhằm giảm lưu lượng máu đến. Đối với các ca bệnh nặng, bác sĩ sẽ phải dùng kim hoặc phẫu thuật lấy các cục máu đông ra ngoài.

(*) Tên nhân vật đã được thay đổi.

>> Xem thêm: Điều gì xảy ra khi uống quá nhiều Viagra

Minh Nhật

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago