Categories: Sức khoẻ

Ngủ sau 22h nguy hiểm ra sao?

Thiếu ngủ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, do vậy, hãy chắc chắn bạn đã ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Người trưởng thành nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm?

  • 3-5 giờ
  • 5-7 giờ
  • 7-9 giờ

Theo tạp chí Time, thời gian ngủ buổi tối phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là độ tuổi. Người trưởng thành nên ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm.

 

Da sẽ khô, sạm, lão hóa, nổi mụn nếu bạn thường xuyên ngủ sau?

  • 22h
  • 23h
  • 24h

Thông thường, từ 22-23h làn da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Thường xuyên ngủ sau thời gian này sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng.

 

Hệ miễn dịch, cơ quan đào thải chất độc bắt đầu hoạt động từ?

  • 21h
  • 22h
  • 23h

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chuyên về lão khoa và gia đình (Viện Lão khoa Việt Nam), cho biết từ 21h, hệ miễn dịch và các cơ quan đào thải chất độc bắt đầu hoạt động. Các cơ quan này sẽ hoạt động có hiệu quả nhất khi chúng ta đi ngủ sớm và có giấc ngủ say.

 

Nam giới chỉ ngủ 6 tiếng mỗi đêm gây ảnh hưởng đến vấn đề gì của sức khỏe sinh sản?

  • Lượng tinh trùng giảm
  • Xuất tinh sớm
  • Vô sinh

Theo tạp chí Medical Science Monitor, các nhà nghiên cứu đã chứng minh nam giới chỉ ngủ 6 tiếng có lượng tinh trùng thấp hơn 25% so với người ngủ đủ 8 tiếng. Thiếu ngủ khiến tinh hoàn giảm khả năng sản xuất tinh trùng.

 

Thức khuya, ngủ ít tăng nguy cơ mắc bệnh?

  • Béo phì, tim mạch, tổn thương não, giảm thị lực
  • Giảm cân, bệnh đường hô hấp, răng miệng
  • Trầm cảm, não bộ kém hoạt động, đột quỵ

Theo Boldsky, thức khuya nhiều làm thay đổi đồng hồ sinh học, khiến khả năng đề kháng của cơ thể suy yếu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, bệnh tim mạch, tiêu đường, giảm thị lực, tổn thương não.

Nguyên nhân nào gây khó ngủ sau 22h?

  • Tiêu thụ caffeine
  • Đọc sách
  • Uống sữa

Không chỉ có trong cà phê, caffeine còn được tìm thấy ở trà, chocolate và một số sản phẩm khác. Chúng khiến bạn khó ngủ, vì vậy, hãy tiêu thụ ít thức ăn chứa caffeine, đặc biệt trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng và sau 22h.

 

Yếu tố nào gây rối loạn giấc ngủ?

  • Tiếng ồn
  • Ánh sáng
  • Nhiệt độ

Theo Bright Side, ngay cả ánh sáng nhỏ nhất từ đèn LED của các thiết bị điện tử cũng gây rối loạn giấc ngủ. Ánh sáng càng tối, bạn sẽ càng dễ ngủ hơn. Do đó, trước khi đi ngủ bạn nên tắt mọi loại nguồn sáng, hoặc sử dụng mặt nạ ngủ.

 

Uống rượu giúp bạn ngủ ngon hơn?

  • Đúng
  • Sai

Bác sĩ Quân cho hay không nên dùng rượu để tìm giấc ngủ. Người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc bởi những giấc mơ và ngủ lại rất khó khăn.

 

Thói quen nào giúp bạn có giấc ngủ say?

  • Ngừng làm việc và sử dụng các thiết bị điện tử từ 21h
  • Ăn nhiều gia vị vào bữa tối
  • Ngủ úp mặt, gập cong người

Bác sĩ Quân cho lời khuyên, để có giấc ngủ say tự nhiên bạn nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ, dừng tất cả mọi công việc, internet, facebook khi đồng hồ điểm đến 21h.

 

Phương Anh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago