Không chỉ mùa lạnh mới làm chúng ta cảm cúm, mà giữa mùa hè chúng ta cũng rất dễ bị cảm cúm như thường. Với thời tiết nóng bực và tình trạng ngồi trong máy lạnh và quạt suốt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngoài trời và trong phòng rất dễ làm bạn bị cảm cúm.
Ảnh minh họa |
1.Lưu ý nhiệt độ máy lạnh/điều hòa để phòng ngừa cảm cúm
Nhiệt độ chênh lệnh giữa ngoài trờ và trong phòng máy lạnh, nên nhiều người bị cảm cúm ngay giữa mùa hè nóng nực.
Nóng nực mọi người thường để điều hòa/máy lạnh ở nhiều độ rất thấp. Nhiệtđộ trong phòng và ngoài trời chênh lệnh rất lớn, nên mỗi khi ra ngoài nóng lạnh gặp nhau rất dễ gây cảm, cúm…Nhiệt độ lý tưởng nhất của máy lạnh/điều hòa là 26 độ C.
2. Giữ tay sạch sẽ phòng tránh virus cảm cúm
Rất nhiều người không vệ sinh tay sạch sẽ ngay cả khi đi vệ sinh. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là cách phòng tránh cảm cúm hữu hiệu.
Cách vệ sinh tay đúng là rửa dưới vòi nước chảy. Sau đó thêm xà phòng và chà sát thật kỹ vào kẽ ngón tay, móng tay của bạn. Quá trình rửa tay này cần ít nhất 20 giây.
Bạn nên rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, trước khi dùng kính áp tròng, trước khi trang điểm, ăn hoặc nấu ăn… tránh virus cúm xâm nhập.
Đôi mắt, mũi, miệng là cửa ngõ dẫn virus cúm vào cơ thể. Nếu bạn thường xuyên dùng tay chạm vào miệng, ngoáy mũi, dụi mắt sẽ tăng cơ hội cho cúm xâm nhập từ tay vào cơ thể.
3. Uống nhiều nước tăng cường sức đề kháng phòng tránh cảm cúm
Mùa hè rất dễ mất mước, uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể gây cảm cúm.
4. Ngăn ngừa cảm cúm bằng cách giữ cân nặng ổn định
Giữ cân nặng là cách giữ cơ thể khỏe mạnh, bảo vệ hệ miễn dịch để chống lại các chủng cúm.
Để làm điều này, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo mọi người nên ngủ đủ giấc, vận động cơ thể, giảm căng thẳng, uống nhiều nước… để phòng tránh cảm cúm.
5. Giặt kỹ khăn rửa mặt phòng trash virus cảm cúm
Virus cúm có thể sống trên khăn rửa mặt vài giờ, thậm chí lâu hơn. Để vệ sinh khăn rửa, bạn nên nhúng chúng vào nước sôi hoặc giặt chúng bằng xà phòng và phơi ra nắng.
Bạn cũng tuyệt đối không dùng chung khăn rửa mặt với người khác bởi nó rất dễ lây virus cúm.
6. Đảm bảo không khí thoáng mát, sạch sẽ trong nhà
Dọn nhà cửa thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ quạt, máy điều hòa nhiệt độ. Những lúc trời mát nên mở cửa phòng, bật quạt cho thoáng.
Ngoài ra, không khí bẩn sẽ kích thích niêm mạc, điều này gây ra do việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thường xuyên. Mỗi ngày ít nhất một lần cửa sổ phải được mở từ 30 phút đến 1 tiếng để lưu thông không khí.
7. Vận động, hít thở không khí ngoài trời
Đi bộ, tập thể dục vào buổi sáng sớm rất tốt cho cơ thể. Đối với trẻ em, bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm, sáng dậy sớm để trẻ có thể được hít thở không khí trong lành vào khoảng thời gian này. Sáng sớm với nắng nhẹ hoặc buổi chiều ít gió, bố mẹ nên cho trẻ ra ngoài trời để hít thở.
Không khí trong lành và những hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng với môi trường bên ngoài hơn. Tuy nhiên hạn chế tụ tập nơi công cộng, đặc biệt là với trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm cúm.
Thanh Thủy
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…