Categories: Tin tức

Ngăn ngừa bệnh dại

Thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2016 đến nay cả nước đã có tới 49 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại 20 tỉnh, thành phố và vẫn có xu hướng tăng. Đáng ngại là 100% các ca dại nhập viện muộn đều tử vong.

Ảnh minhhọa.

Thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm có khoảng 50.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vaccine phòng dại. Ở Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn, phải đi tiêm vaccin. Số người tử vong vì bệnh dại từ mức 400-500 người trước năm 1995, nay còn 50-60 trường hợp.

Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng hơn 400.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng vaccine dại, phí tổn tiền vaccine ước tính hơn 300 tỷ đồng mỗi năm, ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân. Miền núi phía Bắc được coi là khu vực trọng điểm của bệnh dại với tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vaccine cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại. Vì thế có hơn 80% số ca tử vong do dại tập trung tại đây.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp- Phó trưởng Khoa Cấp cứu BV bệnh nhiệt đới Trung ương, hầu hết những trường hợp tử vong vì bệnh dại là do không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. “Đáng nói là nhiều trường hợp nghĩ chó nhà nuôi cắn thì không sao và trước đó con chó cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vaccine phòng bệnh thì đã quá muộn. Lúc này, virus bệnh dại đã lên não và phát bệnh thì không có thuốc nào chữa được”- BS Cấp cho biết.

Theo đó, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên, thường tác động lên hệ thần kinh con người. Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Các bác sĩ cảnh báo, người nhiễm virus dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, mặc dù vậy bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vaccine đúng và đầy đủ.

Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod, hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương, nên đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu, không chỉ định tiêm vaccine dại định kỳ nhưng bắt buộc phải có để cung cấp cho các trường hợp có chỉ định tiêm. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Người dân tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Thanh Trà

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago