Ngâm chân bằng lá ngải cứu không chỉ giúp loại trừ cảm lạnh, nóng trong người mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi áp dụng phương pháp ngâm chân thường xuyên này.
Ngâm chân là một trong những phương pháp y học cổ truyền có tác dụng giữ ấm cho chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái hơn. Ngâm chân bằng nước nóng kết hợp với một vài các loại thảo mộc như gừng, lá ngải cứu, muối, lá sả,… còn có tác dụng giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc bên trong cơ thể từ đó giúp phòng tránh được một số bệnh tật, ngủ ngon hơn, hỗ trợ phòng ngừa mất ngủ. Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày… đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe, giảm các triệu chứng bệnh.
Trong các nguyên liệu để ngâm chân, lá ngải cứu được nhiều người lựa chọn bởi mang lại những điều cực kỳ tốt cho sức khỏe như:
Loại trừ nóng trong người
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, ăn nhiều các loại trái cây nóng mùa hè,… nên nhiều người gặp tình trạng nóng trong người. Khi nóng trong người không được cải thiện sẽ khiến cơ thể xuất hiện tình trạng nhiệt miệng, nổi mụn, lở loét miệng, viêm họng, viêm tai giữa,… Để loại trừ nóng trong người hãy sử dụng lá ngải cứu đun nước để ngâm chân cho đến khi cơ thể ra mồ hôi nhẹ. Khi kiên trì thực hiện ngâm chân bằng lá ngải cứu trong một thời gian, kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn các thực phẩm mát, uống nhiều nước, uống nước dừa,… sẽ cải thiện hiện tượng nóng trong, bốc hỏa mạnh.
Loại trừ cảm lạnh
Khi kiên trì ngâm chân với lá ngải cứu, kết hợp với massage lòng bàn chân có tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể, đả thông kinh mạch, điều hòa cân bằng âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh trong người khi bị cảm lạnh, nhiễm lạnh do đi mưa về,…
Làm đẹp da
Nước lá ngải cứu thường xuyên có thể làm khí huyết lưu thông, giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài từ đó da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ, tươi tắn hơn.
Hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Ngâm chân bằng lá ngải cứu có thể giải cảm trong người, làm ấm tử cung, thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ đó giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt khi kiên trì thực hiện để loại bỏ khí huyết ứ trong tử cung và cải thiện tình trạng đau bụng kinh, giúp cho kỳ kinh trải qua dễ chịu hơn.
Điều trị bệnh nấm da chân, phù nề
Kiên trì thực hiện còn có thể điều trị bệnh nấm da chân, phù nề. Bởi lá ngải cứu cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề hiệu quả.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Một số người gặp tình trạng thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ giữa đêm, chất lượng giấc ngủ giảm sút có thể ngâm chân bằng lá ngải cứu để nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn. Bởi lá ngải cứu không chỉ có tác dụng kích thích mạch máu, mà còn có tác dụng giảm hưng phấn của não bộ, đóng vai trò cải thiện chất lượng giấc ngủ
Lưu ý khi ngâm chân với nước lá ngải cứu
+ Người bệnh tiểu đường không nên ngâm chân bằng lá ngải cứu
+ Nên ngâm chân bằng lá ngải cứu sau khi ăn tối nửa tiếng để có hiệu quả tốt nhất
+ Khi ngâm chân, nhiệt độ nước không nên quá cao, giữ ở khoảng 35- 40 độ, ngâm cho đến khi cơ thể ra mồ hôi một chút.
+ Không nên thực hiện ở nơi thoáng gió, tránh sau khi ngâm chân bị nhiễm lạnh, mồ hôi ra nhiều.
+ Thời gian thực hiện từ 10 đến 15 phút.
+ Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.
+ Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm
+ Nên sử dụng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác
+Sau khi ngâm bằng lá ngải cứu có thể mát xa chân để tăng hiệu quả
Cách ngâm chân bằng nước lá ngải cứu chuẩn
Bước 1: Dùng lá ngải cứu tươi hoặc lá ngải cứu phơi khô cho vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đun trên lửa lớn đến khi lá ngải cứu sôi
Bước 2: Đun sôi, tắt bếp để nguội cho đến khi nhiệt độ nước giảm xuống còn 35-40 độ thì bạn tiến hành ngâm.
Bước 3: Có thể cho thêm vài lát gừng vào nước lá ngải cứu
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những công thức pha nước ngâm chân cực tốt cho sức khỏe
Tránh phạm phải những điều kiêng kỵ khi ngâm chân
Khắc phục chứng bàn chân lạnh buốt vào mùa đông
Lợi ích của việc thông kinh lạc, những dấu hiệu cho biết kinh lạc không thông
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…