Mang thai

Nên mang thai ở độ tuổi nào để sinh con khỏe mạnh?

Thời điểm có bầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh, bà bầu cần nhớ những vấn đề quan trọng để bảo vệ sức khỏe và em bé an toàn.

Nên mang thai ở độ tuổi nào để sinh con khỏe mạnh?Nên mang thai ở độ tuổi nào để sinh con khỏe mạnh?

Độ tuổi lý tưởng để mang thai? Ảnh: Growingyourbaby.

  • Dưới 18 tuổi
  • Dưới 30 tuổi
  • Trên 35 tuổi

Thông thường, người phụ nữ có khả năng mang thai từ khi xuất hiện kinh nguyệt, nhưng thời điểm lý tưởng nhất cho việc thụ thai, sinh con là từ 20-27 tuổi. Trong giai đoạn này, người phụ nữ phát triển đầy đủ, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, có thể mang thai, sinh nở và chăm sóc tốt nhất cho con mình.

Tại sao không nên có con sau tuổi 35? Ảnh: Bumpreveal.

  • Thai nhi dễ bị Down
  • Thai nhẹ cân, suy dinh dưỡng
  • Thai nằm không thuận ngôi

Các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ không nên sinh con sau tuổi 35 vì ở độ tuổi này, thai nhi có nguy cơ cao bị down và sảy thai.

Sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ gặp biến chứng gì? Ảnh: Npr.

  • Sinh non, dễ dị tật, nhiễm độc thai nghén
  • Thai nhi có nguy cơ mắc viêm gan B
  • Thai phụ sẽ bị bệnh run chân tay khi về già

Các bé gái ở độ tuổi vị thành niên cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ sinh non, nhiễm độc thai nghén, thai nhi có thể bị dị tật. Khung xương chưa phát triển tốt, còn nhỏ hẹp có thể dẫn đến việc phải mổ lấy thai.

Biến chứng tiền sản giật thường xảy ra với thai phụ ở độ tuổi nào? Ảnh: Healthline.

  • Từ 18-25 tuổi
  • Từ 25-35 tuổi
  • Trên 35 tuổi

Biến chứng tiền sản giật có thể xảy ra ở mọi thai phụ nhưng có nguy cơ cao hơn ở những thai phụ trên 35 tuổi. Nguyên nhân là ở độ tuổi này, thể trạng thai phụ thường thừa cân, bị huyết áp cao, đái tháo đường hoặc một số bệnh lý liên quan đến tuổi tác.

Điều gì có thể xảy ra với thai phụ trên 40 tuổi? Ảnh: Todaysparent.

  • Bị mờ mắt, tóc bạc sớm sau khi sinh con
  • Nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật
  • Nguy cơ bị ung thư cổ tử cung do sinh con muộn

Phụ nữ trên 40 tuổi nếu mang thai sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thai phụ có nguy cơ bị huyết áp cao, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai hoặc đái tháo đường. Tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi này cũng lên tới 51%.

Phụ nữ ở độ tuổi nào có cơ hội thụ thai thấp nhất? Ảnh: Thedoctor.

  • Từ 18-25 tuổi
  • Từ 25-35 tuổi
  • Trên 35 tuổi

Khi càng nhiều tuổi, cơ hội thụ thai sẽ trở nên ít hơn. Nguyên nhân là ở giai đoạn này, người phụ nữ sắp bước vào giai đoạn mãn kinh, số lượng và chất lượng trứng rụng cũng giảm dần.

Nên làm gì nếu có thai khi quá trẻ hoặc quá nhiều tuổi? Ảnh: Massagemag.

  • Ăn nhiều hơn thai phụ ở các độ tuổi khác
  • Tránh siêu âm để không ảnh hưởng sức khỏe thai nhi
  • Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe

Mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần được thăm khám kiểm tra sức khỏe. Đối với những thai phụ vị thành niên hoặc trên 35 tuổi, điều này càng quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm đến cả mẹ và bé.

Nên làm gì trước khi quyết định có thai? Ảnh: Mother & Baby.

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát
  • Ngừng tập thể dục

Trước khi có thai, phụ nữ cần kiểm tra tình trạng sức khỏe có thích hợp để mang thai hay không. Ngoài ra, cần bỏ thuốc, ăn uống khoa học đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần.

Vì sao thai phụ nên bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai? Ảnh: Oregon Oral Health Coalition.

  • Axit folic giúp da em bé sinh ra được hồng hào
  • Axit folic làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ
  • Axit folic giúp trẻ sinh ra không khóc đêm

Axit folic rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ mang thai, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Bạn nên bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai.

 

San San
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Chế độ dinh dưỡng luyện tập cho người rối loạn chuyển hoá

Bệnh rối loạn chuyển hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện…

15 hours ago

Giải pháp phòng ngừa vô sinh hiệu quả trong xã hội hiện đại

Theo các số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 7,7%…

2 days ago

Bệnh túi thừa: Căn bệnh tiêu hóa ít được biết đến nhưng tiềm ẩn nguy hiểm

Khi nói đến các bệnh về tiêu hóa, chúng ta thường nghĩ ngay đến táo…

3 days ago

Nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh nhân rối loạn chuyển hoá gia tăng

Rối loạn chuyển hóa là một căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh…

4 days ago

Nguyên nhân gây dậy thì sớm và những khuyến cáo

Dậy thì là quá trình phát triển tất yếu của con người. Tuy nhiên, nếu…

7 days ago

Mẹo hay giúp giảm căng thẳng, lo âu cho các sĩ tử

Áp lực kỳ thi khiến cho nhiều sĩ tử rơi vào tình trạng căng thẳng,…

7 days ago