Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Tuỳ theo vị trí khác nhau của viêm và loét mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm hay loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, loét tá tràng, viêm cả dạ dày và tá tràng.
Triệu chứng thường gặp là đau ở vùng trên (thượng vị), ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Người bệnh có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Khi ăn vào cơn đau có thể dịu đi. Chỉ uống thuốc dạ dày mới làm cơn đau giảm đi rõ rệt. Nếu người bệnh đi đại tiện thấy phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì có thể là đã bị chảy máu dạ dày. Còn có thể gây mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ, ngủ chập chờn về đêm.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng là do lây nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Vi khuẩn này sống trên lớp niêm mạc của dạ dày và làm thủng niêm mạc để lộ ra thành dạ dày – tá tràng và từ đó gây viêm loét. Trong số người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì có tới 70 – 90% là do vi khuẩn này gây ra. Vi khuẩn này lây nhiễm qua thức ăn không sạch, qua bàn chảy đánh răng và nụ hôn.
Trạng trái stress, căng thẳng, buồn phiền, giận dữ… sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, tá tràng, làm tăng lượng acid HCl và pepsin, khiến cho huyết quản ở dạ dày, môn vị co thắt, tầng niêm mạc bảo vệ dạ dày bị thương tổn, hình thành nên các vết loét. No đói không đều cũng liên quan đến bệnh này. Khi đói a-xít và các enzym trong dạ dày ở nồng độ khá cao sẽ dẫn tới hiện tượng tự tiêu hoá niêm mạc.
Uống nhiều rượu cũng sẽ làm thương tổn dạ dày, gây ra xơ gan, viêm tuyến tuỵ mạn tính, từ đó làm cho dạ dày bị tổn thương nặng hơn.
Mục tiêu của điều trị loét dạ dày – tá tràng là chống các yếu tố gây loét bằng các thuốc kháng a-xít – trung hòa a-xít trong lòng dạ dày; các thuốc làm giảm bài tiết a-xít và pepsin – thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton; các thuốc diệt vi khuẩn HP – các thuốc kháng sinh, bismuth; các chất bảo vệ niêm mạc – sucralfat, misoprostol… Dùng các thuốc này theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Đông y cũng có nhiều bài thuốc hay chữa viêm loét dạ dày – tá tràng với việc sử dụng các dược liệu như nha đam, nghệ đen, nghệ vàng, mật ong, lá mơ long, lá khôi… Điều trị theo chỉ định của các lương y giàu kinh nghiệm.
Lời khuyên só một cho người viêm loét dạ dày nên biết
Một chế độ ăn uống, và sinh hoạt hợp lý là điều cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày. Vì một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày là do chế độ ăn uống. Những lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt dưới đây không chỉ hỗ trợ cho người bệnh trong việc chữa đau dạ dày, mà còn giúp cho người bệnh trong việc phòng ngừa bệnh dạ dày hiệu quả.
Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh
Sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)
Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày
Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải chú ý một số điều lưu ý để chăm sóc sức khỏe như sau:
Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị
Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả
Không tập thể dục ngay sau khi ăn
Uống trà ấm
Mát xa trước khi đi ngủ
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…