Categories: Tin tức

Nam bệnh nhân vô danh mất trí nhớ, bệnh viện cưu mang suốt 3 tháng

Bệnh nhân khoảng 60 tuổi bị tai nạn vào viện Nhân dân Gia Định khi hôn mê, không giấy tờ tùy thân, lúc tỉnh cũng không nhớ mình là ai.

Ba tháng kể từ khi được người đi đường đưa vào bệnh viện cấp cứu, hiện nam bệnh nhân không còn hôn mê nhưng vẫn mất trí nhớ, cũng không người thân đến nhận. Ngày 16/2 người đàn ông này nhập viện trong tình trạng nứt sọ, máu tụ ngoài màng cứng, hôn mê phải điều trị một tuần mới hồi tỉnh. 

Nam bệnh nhân vô danh được chăm sóc suốt 3 tháng qua tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ảnh: Lê Phương.

Chị Trần Phi Yến, điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại Thần kinh cho biết bệnh nhân không thể tự chăm sóc bản thân nên mọi sinh hoạt suốt ba tháng qua do các y bác sĩ thay phiên. Mỗi ngày các điều dưỡng chia nhau cho bệnh nhân uống sữa, lau người, thay tã. “Bệnh viện phải vận động mạnh thường quân hỗ trợ sữa, tã để giúp bệnh nhân”, điều dưỡng Yến chia sẻ. 

Bác sĩ Hồ Văn Hân, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết bệnh nhân thật ra đã được chỉ định xuất viện từ lâu nhưng vì tình trạng vô danh, không tên tuổi không người thân nên không thể làm giấy tờ xuất viện. Bệnh viện cũng đã liên hệ phòng lao động thương binh xã hội, các trung tâm bảo trợ… để đưa bệnh nhân vào nhưng vẫn không nơi nào chịu nhận.

Theo bác sĩ Hân, ngoài người đàn ông này, bệnh viện đang chăm sóc 4 bệnh nhân vô danh khác. Họ không thể xuất viện dù đã điều trị ổn định sức khỏe. Thông thường khi tiếp nhận cấp cứu, các bác sĩ phải đảm bảo điều trị bệnh nhân ổn định sức khỏe rồi sau đó liên hệ tìm thân nhân. Nhiều trường hợp bệnh viện phải liên hệ chính quyền địa phương, lần tìm người nhà theo các manh mối có được, đăng báo tìm người thân…

Một bệnh nhân không người chăm sóc đang điều trị hơn hai tháng tại viện, chi phí hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Lê Phương.

Những bệnh nhân mất trí nhớ, không thể tự chăm sóc bản thân, sống thực vật, không tìm ra người nhà… trước đây được Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM đưa vào các trung tâm nuôi dưỡng, mái ấm, nhà ở xã hội. Từ đầu năm 2018, do quy chế có nhiều thay đổi, Sở giao công tác này về Phòng Lao động Thương binh Xã hội của các quận phụ trách nên bệnh viện liên hệ gặp khó khăn.

“Những trường hợp này thật sự là gánh nặng cho bệnh viện, về chi phí, nhân lực, giường bệnh, ảnh hưởng đến việc điều trị của các bệnh nhân khác, đặc biệt khi bệnh viện phải tự chủ tài chính”, bác sĩ Hân chia sẻ. Bệnh nhân đã được điều trị ổn định, nằm lâu trong viện cũng đối diện nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục.

Lê Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago