Các động tác của bài quyền uyển chuyển và mềm mại, trong nhu có cương, dung hợp với học thuyết kinh mạch âm dương. Thái cực quyền đã trở thành một phương pháp tập luyện trong ngoài tương ứng, hình thức và tâm ý kết hợp.
Nhập môn Thái cực quyền
“Thái” ở đây nghĩa là to lớn, “cực” nghĩa là điểm bắt đầu. Thái cực quyền khiến người tập hô hấp thâm trường không bị rối loạn, sức mạnh gia tăng, hình thành một công phu đặc thù trong võ học.
Nét chính yếu của Thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên, bộ môn ứng dụng nội công, rất thâm thúy và sâu sắc, với những tâm pháp mà các môn sinh phải thuộc nằm lòng để thi triển và ứng dụng hữu hiệu. Chiêu thức đơn giản nhưng khó lĩnh hội được sự uyên thâm.
Lợi ích của Thái cực quyền
Luyện tập Thái cực quyền tăng khả năng thích ứng với thay đổi của thời tiết, mang lại sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người: Âm dương trong cơ thể kết hợp với âm dương của vũ trụ giúp con người tạo được sự hài hòa của bên trong với các hoạt động bên ngoài.
Luyện Thái cực quyền để phòng bệnh cho thân xác, ổn định những rối loạn tâm thần và khi cần, có thể trị bệnh, kéo dài tuổi thọ trong tình trạng khỏe mạnh. Ngoài ra việc luyện tập Thái cực quyền còn giúp ta rèn luyện được phẩm cách tốt đẹp như: trầm tĩnh, thanh thản, kiên nghị, nhẫn nại, mẫn cảm và tập trung ý chí.
Nhiều người, qua một thời gian rèn luyện, đã chứng minh Thái cực quyền có tác dụng chữa trị nhức đầu, đau lưng, chóng mặt, nhức mỏi rất tốt. Ngoài ra nó còn chữa một số bệnh mãn tính như suy nhược thần kinh, bệnh tim, áp huyết, bệnh tiểu đường, thấp khớp, trị được các bệnh mất ngủ, mập phì, các bệnh về tiêu hoá như táo bón, ăn không tiêu . . .
Khi tập thái cực quyền, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.
Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả, làm giảm stress cân bằng tinh thần…
Những ai nên tập Thía cực quyền?
– Những người độ tuổi từ trung niên đến lão niên, các bà các cô nội trợ, những ai không thể hoặc không muốn tập các môn vận động khác.
– Những người thể chất suy nhược hoặc có bệnh mạn tính, như huyết áp quá cao, viêm khớp xương có tính phong thấp, phổi mới kết hạch, thần kinh suy nhược, cho đến bệnh kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
– Công chức, giáo sư, y sĩ… Giới này vốn có nếp sinh hoạt an tĩnh, không ham thích những vận động kịch liệt, nên rất dễ thích nghi với việc tập Thái cực quyền.
Một vài khái niệm về Thái Cực quyền
Muốn luyện tập Thái cực quyền thì trước hết phải nắm thật vững những khái niệm cơ bản trong quá trình vận hành. Các khái niệm này bao gồm:
Hư lãnh đỉnh kình: Khi đi quyền, yêu cầu đầu, cổ phải thẳng, cằm thu vào phía trong, để huyệt Bách hội (nằm giữa đỉnh đầu) nhẹ nhàng “mở ” hướng trên không. Ngoài ra khi vận động đỉnh đầu luôn phải ở vị trí ngang bằng. Đỉnh kình đòi hỏi không được dùng quá nhiều lực, phải hết sức tự nhiên, có như vậy động tác mới có thể đạt đến độ trầm, ổn định.
Khí trầm đan điền: Hiểu nôm na là thở bằng bụng. Khi dẫn khí vào Đan điền, thân pháp phải chính trực, ý thức dẫn đạo hô hấp.
Hàm hung bạt bối: Hàm hung là chỉ ngực được thu vào phía trong cơ thể, tạo cảm giác như có một khoảng trống trong lồng ngực. Bạt bối là chỉ khi ngực được thu vào bên trong thì cơ lưng lúc đó được thả lỏng, lưng sẽ trầm, hướng xuống phía dưới và chứa một lực đàn hồi nhất định.
Lỏng eo, thu hông: Lỏng eo đóng vai trò tích cực đối với các động tác tiến thoái, xoay chuyển, dùng eo phát lực, hoàn thiện các động tác của tứ chi. Khi thu hông cần cố gắng thả lỏng cơ hông và cơ eo tựa như đang dùng hông để nâng phần bụng vậy.
Viên đãng (Chân háng tròn và rộng): Háng phải được mở tròn và rộng, hai gối hơi thu vào phía trong sẽ hỗ trợ cho tư thế được chuẩn xác. Hai chân liên tục hoán đổi làm cho thân pháp trở nên linh hoạt.
Trầm khiên trụy trừu (Trầm vai và khuỷu tay): Thái cực quyền yêu cầu vai phải lỏng, không được nhô vai rụt cổ. Khi đi quyền, hai khuỷu tay cũng không được hếch lên, làm như vậy sẽ đem lại cảm giác bên trong có thêm kình lực.
Bình Nguyên
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…