Mù tạt – Nữ hoàng cổ đại
Không phải ngẫu nhiên mà loại gia vị cổ xưa này được mệnh danh là nữ hoàng gia vị. Cách chúng ta hàng nghìn năm, người Hy Lạp cổ đại đã dùng mù tạt như một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Người ta mê mẩn mù tạt không chỉ bởi vị cay nồng, đậm đà, rất đặc biệt mà còn bởi những điều bí ẩn chứa trong nó.
Cảm giác nóng ran, nồng đậm, có khi hơi sốc và gắt của mù tạt mang lại cho bạn sự sảng khoái tức thì. Mù tạt làm xóa đi cảm giác ngán ngấy của món thịt nướng bóng mỡ, át mùi tanh của hải sản, kích thích vị giác, khứu giác và tăng thêm vị ngọt ngào, đậm đà cho món ăn. Thông thường, người đầu bếp không trộn mù tạt với nước nóng mà trộn với chanh hoặc giấm, để làm tăng vị ngon của món ăn.
Thế giới mù tạt đa dạng và phong phú từ chính nguyên liệu làm ra nó và cách chế biến khác nhau ở mỗi vùng đất. Người Hy Lạp cổ đại nghiền các loại hạt của mù tạt cùng các cây họ cải rồi trộn với rượu nguyên chất hoặc các loại dầu. Người Nhật tạo ra wasabi nổi tiếng từ những cây mù tạt xanh mọc dại trên các thung lũng, dọc những dòng suối nóng của đất nước hoa anh đào.
Từ một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật cổ, ngày nay, mù tạt xanh trở nên nổi tiếng và được nhiều người ưa thích nhất trên thế giới. Mù tạt xanh mà chúng ta vẫn thường dùng là loại đã được tinh chế với các loại rau củ hoặc nguyên liệu khác, thành hỗn hợp dạng sệt, đóng thành tuýp hay gói nhỏ.
Mù tạt dưới góc nhìn dinh dưỡng
1. Lá và thân mù tạt:
Không chỉ được chế biến thành một loại gia vị độc đáo, lá và thân cây mù tạt còn được dùng như một loại rau bổ dưỡng. Là một thành viên trong gia đình nhà bông cải xanh, cải bruxen, lá mù tạt cũng có khả năng làm gia tăng hương vị cho món ăn. Lá của cây mù tạt còn cung cấp 9 loại vitamin, 7 khoáng chất, chất xơ và protein.
Điều tuyệt vời nhất của mù tạt có lẽ là nó chứa rất ít calories nhưng lại cung cấp cho bạn một lượng lớn các chất chống ôxy hóa, đặc biệt là ba loại vitamin A, C, E. Các nhà dinh dưỡng học cho biết, lá mù tạt rất giàu folate, mangan, canxi, đồng, chất xơ, vitamin B1, B2, axit folic, kali, sắt và glucosinolates.
Những hoạt chất chống oxy hóa trong mù tạt có tác dụng chống ung thư rất mạnh bao gồm các loại ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, dạ dày. Nó còn có lợi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh và có khả năng hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
2. Hạt mù tạt:
Một trong những thành phần chính tạo nên mùi vị không thể quên của loại gia vị này chính là hạt. Hạt mù tạt có ba loại trắng, đen và nâu. Hạt mù tạt trắng hình tròn, có vỏ cứng màu vàng nhạt. Hạt mù tạt đen có hình tròn, cứng, màu chuyển từ nâu đậm đến đen. Mù tạt nâu nhỏ nhưng cay hơn mù tạt trắng, mùi hăng ít hơn, lớp vỏ cũng có nhiều sắc độ khác nhau. Mỗi loại hạt đều có một cách chế biến riêng và mang lại những hương vị độc đáo, khác biệt.
Các chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ đã tính toán hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr hạt mù tạt gồm có: 20mg protein; 39,7mg chất béo; 3,8mg carbohydrate; 490mg calci; 700mg phosphor; 7,9mg sắt; 2,56mg mangan cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Hạt mù tạt còn được biết đến như một nguồn cung cấp lớn axit béo omega-3, kẽm, chất xơ và niacin.
Với một hàm lượng selen tương đối lớn, hạt mù tạt được biết đến với tác dụng kháng viêm, hạn chế tác hại của bệnh suyễn và một số triệu chứng của bệnh thấp khớp. Các nhà nghiên cứu còn tìm ra khả năng hạn chế những cơn đau nửa đầu của loại hạt này.
Không những thế, magie trong hạt mù tạt còn hạn chế những ảnh hưởng của bệnh suyễn và cao huyết áp; ngăn ngừa các cơn đau tim ở bệnh nhân xơ vữa động mạch và bệnh nhân tiểu đường. Magie cũng có tác dụng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể do đó cải thiện vấn đề tiêu hóa.
Ngoài ra, nó còn kích thích sự ngon miệng cho những người chán ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cho thêm một ít hạt mù tạt đen với sữa, uống 15 phút trước khi ăn.
3. Dầu mù tạt:
Trong khi một số quốc gia ở Châu Âu chỉ dùng để massage bên ngoài thì các vùng phía Đông Ấn Độ và Bangladesh, dầu mù tạt (chiết xuất từ hạt mù tạt) được dùng như một loại dầu ăn lành mạnh và có mặt khá thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.
Dầu mù tạt được đánh giá là loại dầu có lượng chất béo bão hòa thấp so với các loại dầu ăn khác. Nó chứa axit béo omega alpha-3, omega-6, axit oleic, axit erucic, chất chống ôxy hóa và có khả năng làm giảm cholesterol. Ngoài ra, dầu mù tạt cũng rất giàu vitamin, tốt cho tim mạch và nhiều lợi ích khác.
Sổ tay nội trợ về mù tạt
Mù tạt xanhvị cay nồng và kích thích dùng chấm kèm với các món gỏi cá, hải sản tươi sống, có thể dùng để ướp thịt, cá.
Mù tạt vàngvị nồng nhẹ, làm từ hạt mù tạt trắng trộn với đường, giấm và nghệ tươi nên có màu vàng mật ong. Hãy thử nó với món xúc xích nướng hoặc bánh mỳ kẹp.
Mù tạt nâu(mù tạt Ấn Độ) cay nồng hơn mù tạt trắng nhưng lại nhẹ hơn so với mù tạt đen, nó được nghiền với một số loại gia vị khác để chế biến bột cà ri và pa tê.
Mù tạt trắngđược sử dụng trong các món ăn làm từ thịt và hải sản.
Mù tạt Meauxđược ép từ hạt mù tạt đen, trộn với giấm, tạo nên một hỗn hợp giòn cay dùng để ướp thức ăn, phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng hoặc dùng kèm với hải sản.
Mù tạt Dijoncó màu vàng tươi, nhiều vị (từ nhẹ đến cay nồng) được chế biến từ hạt mù tạt đen nguyên vỏ với rượu trắng, muối và một số gia vị. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu làm nước sốt hoặc trộn salad mà lại thiếu mù tạt Dijon.
Mù tạt dạng bộtlà sự kết hợp giữa muối, tiêu và mù tạt. Bạn có thể vắt thêm một lát chanh dùng chấm kèm với hải sản hoặc thịt nướng.
Thuốc hay từ mù tạt
Mù tạt trị đau họng:Trộn mù tạt với một ít nước chanh, 1 thìa muối, 1 thìa mật ong và 100ml nước nóng khuấy đều, để nguyên trong 10 phút, sau đó khò cho đến khi cổ họng sạch; thực hiện trong 3 ngày.
Mù tạt trị thông mũi, chữa cảm:Cho mù tạt vào miếng vải đã được ngâm nước nóng chà lên ngực và lưng trong vài phút; Làm tương tự với rán nếu bị viêm xoang. Thực hiện vào buổi tối, tốt nhất là trước khi đi ngủ. Không nên thực hiện ban ngày vì khi bạn đi ra ngoài có thể gây viêm phổi.
Mù tạt giúp giảm sự mệt mỏi cho chân:Pha 2 thìa mù tạt vào chậu nước nóng. Dùng tay đánh tan mù tạt và ngâm đôi chân vào nước khoảng 20 phút.
Mù tạt trị đau lưng, viêm khớp, bong gân, thư giãn cơ bắp:Pha một bồn tắm nước nóng và cho vào khoảng 250gr mù tạt. Dùng tay đánh tan mù tạt hoàn toàn, sau đó ngâm mình khoảng 20 phút.
Theo khoe360.tienphong.vn
Nguồn: Health+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…