Categories: Thuốc

Món canh thanh nhuận cho mùa đông

Mùa đông khí hậu lạnh, khô hanh làm cho con người dễ bị khô môi, ho, phổi nóng. Do đó, cần bồi bổ các loại thực phẩm thanh nhuận.

Theo quan niệm của y học cổ truyền “Đông tàng tinh”, “Thu đông dưỡng ấm”; như vậy mùa đông chính là mùa tốt để bồi bổ sức khỏe. Trong mùa lạnh nếu tiến hành bồi bổ sẽ làm cho năng lượng từ chất dinh dưỡng được lưu trữ nhiều nhất trong cơ thể. Ngày thứ 9 sau đông chí chính là điểm chuyển tiếp âm khí cực thịnh và dương khí bắt đầu sinh trong năm. Cho nên bồi bổ vào lúc này sẽ làm nảy nở nguyên khí, dưỡng tinh, giúp ích cho việc sinh thành và phát triển dương khí trong cơ thể, tạo thành tiền đề sức khỏe cả năm sau.

Ảnh minh họa.

Mùa đông khí hậu lạnh, khô hanh làm cho con người dễ bị khô môi, ho, phổi nóng. Do đó, cần bồi bổ các loại thực phẩm thanh nhuận. Bên cạnh việc dùng thuốc bổ, cần tập luyện thể dục thể thao, đồng thời ăn uống điều độ với các thức ăn dinh dưỡng thông thường. Để bồi bổ đúng cách, không lạm dụng khi dùng thuốc, khi sử dụng thuốc bổ phải đến cơ sở có uy tín để được chỉ định cụ thể:

Xin giới thiệu một số món canh thanh nhuận:

– Dùng nước đường phèn: Có công dụng nhuận phế, còn hiệu quả rất tốt đối với mọi loại ho do nóng. Trần bì cho vào cùng đường phèn lượng đủ dùng trong ngày, đổ nước nấu khoảng 2 giờ là được, uống hết.

– Nước mã thầy, củ cải đỏ: Có tác dụng nhuận phế sinh tân, đặc biệt có hiệu quả với bệnh khô nẻ môi. Dùng củ cải đỏ, mã thầy, hạnh nhân, táo ngọt, lượng tùy ý và 2 miếng trần bì. Tất cả đun sôi 3 giờ là được. Uống hết nước ăn cái.

– Táo hầm xuyên bối: Táo 1 quả, cắt phần trên làm nắp, khoét rỗng ruột, nhét bột xuyên bối và mật ong vào ruột táo, sau dùng tăm ghim nắp táo lại, đem hầm cách thủy 2 giờ là ăn được.

– Nước lê tuyết, mã thầy: Lấy 250g mã thầy, lê tuyết 250g, đường trắng 50g, rửa sạch mã thầy, thái lát, lê gọt vỏ bỏ hạt thái lát; cho vào vải ép lấy nước đem đun sôi để nguội, bỏ đường vào khuấy tan thì uống.

Cần lưu ý khi bồi bổ tránh ăn các thức quá ngậy béo, thức ăn sống lạnh để không gây trở ngại chức năng tiêu hóa của tỳ vị, ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc bổ và các thức ăn bổ dưỡng khác.

Trong thời gian bồi bổ nếu bị cảm sốt, táo bón thì tạm ngừng uống các loại thuốc bổ vì có rất nhiều loại thuốc bổ cầm ra mồ hôi, cầm tiêu chảy và kháng lợi tiểu. Như vậy nếu tiếp tục uống thuốc bổ sẽ làm cho cơ thể khó đào thải tà bệnh ra ngoài qua đường niệu và đường mồ hôi. Cho nên cần chờ khỏi bệnh hãy uống tiếp.

TS. Thái Sơn

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

22 hours ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

23 hours ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

23 hours ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

6 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

7 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

7 days ago