Categories: Thuốc

Món ăn – bài thuốc từ cá quả

Cá quả còn gọi cá lóc, cá bông, cá chuối hoa, điểu ngư, hắc ngư, hoa ban ngư… Tên khoa học: Ophicephalus maculatus Lacépède.

Cá quả hầm bí đao.

Cá quả còn gọi cá lóc, cá bông, cá chuối hoa, điểu ngư, hắc ngư, hoa ban ngư… Tên khoa học: Ophicephalus maculatus Lacépède.

Thành phần hoá học: Thịt cá có 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và một số chất khác. Cứ 100g thịt cá cung cấp 100 calo.

Theo đông y, cá quả có vị ngọt, tính bình, không độc; vào tỳ, vị và thận. Tác dụng kiện tỳ, lợi thuỷ, khứ ứ sinh tân, tiêu viêm, khu phong thanh nhiệt. Dùng cho các trường hợp đau khớp, phong thấp, phù nề, lở ngứa, trẻ em ăn kém, chậm tiêu, trĩ.

Một số thực đơn chữa bệnh có cá chuối:

Canh cá lá dâu: Thịt cá 100g, lá bìm bìm non 50g, lá dâu non. Nấu nhừ. Cho trẻ em ăn trong ngày; ăn 3 – 5 ngày đến khi trẻ đi đái được và mặt hết phù thì thôi. Chữa phù thũng ở trẻ nhỏ.

Cá quả hầm bí đao: Cá quả 200g, bí đao 200g. Cá bỏ ruột không róc vẩy rửa sạch; bí đao gọt vỏ, thái lát, cho hành tỏi đập giập. Cho nước và gia vị, không cho muối; hầm kỹ. Ăn ngày 1 lần; ăn liên tục trong 3 – 5 ngày. Dùng cho các trường hợp phù nề tay chân, phù do nhiễm độc thai nghén, phù do các bệnh tim thận, phù do thiếu dinh dưỡng.

Cá quả hầm đại táo: Cá quả 1 con loại vừa (200 – 300g): làm sạch vẩy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, thêm gia vị, nước; nấu nhừ. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Dùng cho các trường hợp lao phổi, suy nhược…

Ruốc cá tiêu gừng: Cá quả 1.000g, làm sạch vẩy, bỏ ruột, đầu đuôi, cắt khúc, cho ít nước sôi đun chín, đem gỡ bỏ xương, giã thành ruốc, thêm muối tiêu và chút bột gừng lượng thích hợp đảo khô lại trên chảo, để nguội cho vào lọ sạch đậy nắp kín. Dùng cho người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em suy nhược, gầy yếu chán ăn; ăn kèm trong các bữa ăn từng đợt 5 – 7 ngày.

Cá quả nướng lá ké: Cá quả 1 con (khoảng 200 – 400g), lá ké đầu ngựa non 1 nắm. Cá mổ bụng làm sạch ruột, rửa sạch; lá ké rửa sạch, nhồi vào bụng cá cho đầy; buộc chặt lại. Lại lấy lá ké còn lại bọc cá, nướng cá trên củi than hoặc lùi trong đống tro rơm đến khi lớp lá ké cháy hết. Gỡ bỏ lá ké, ăn thịt cá trong ngày; ăn trong 2 – 3 ngày. Dùng cho người lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi.

Cá quả ninh đậu phụ: Thịt cá quả 250g, cá mực 200g, đậu phụ 50g, trám muối (thanh quả) 4 quả. Cá quả, cá mực làm sạch cho vào nồi cùng trám muối; ninh nhừ, cho đậu phụ vào đun sôi là được. Ăn cả nước lẫn cái, ăn trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp nhọt trong tai.

TS. Đức Quang

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago