Categories: Thuốc

Mỏ quạ gai hỗ trợ trị chấn thương

Theo Đông y, mỏ quạ gai có vị đắng nhẹ, tính mát. Có tác dụng lương huyết, thông mạch máu, tan máu tụ, chủ trị chấn thương sưng đau, phong thấp lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh bế, còn hỗ trợ chữa lao phổi, viêm gan…

Theo Đông y, mỏ quạ gai có vị đắng nhẹ, tính mát. Có tác dụng lương huyết, thông mạch máu, tan máu tụ, chủ trị chấn thương sưng đau, phong thấp lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh bế, còn hỗ trợ chữa lao phổi, viêm gan… Thường dùng chữa chấn thương do đòn ngã, gân cơ bầm dập ứ máu. Dùng lá giã đắp có tác dụng hoạt huyết tán ứ giảm đau. Đồng thời dùng thân cành sắc uống có tác dụng hoạt huyết tán ứ.

Cây quạ gai còn gọi là mỏ quạ, còn có tên là vàng lồ, hoàng lồ… Là loại cây bụi, có cành dài mềm, vỏ thân màu xám có nhiều lỗ bì màu trắng. Thân và cành có nhiều gai cong quặp xuống trông như mỏ con quạ. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, gốc nhọn, nhẵn bóng ở mặt trên; cuống lá mảnh, có lông. Cụm hoa hình đầu, đơn tính, mọc ở nách lá, màu vàng nhạt. Quả nạc hình cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu vàng, hạt nhỏ. Mùa ra hoa tháng 4-5 có quả tháng 10 -12.Cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường và được trồng làm hàng rào. Quả dùng ăn được, lá có thể dùng cho tằm ăn.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá, thu hái quanh năm, rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá bỏ cuống, dùng tươi.

Bài thuốc thường dùng

– Chữa vết thương phần mềm (vết thương nhỏ, nông): Lá mỏ quạ gai tươi, lấy về rửa sạch, để ráo nước, bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Hàng ngày lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày vết thương đóng vẩy thì thôi.

Mỏ quạ gai có tác dụng lương huyết, thông mạch máu.

– Hỗ trợ điều trị ho do lao phổi: Rễ mỏ quạ gai 40g, rung rúc 30g, bách bộ, hoàng liên ô rô, mỗi vị 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn ấm. 15 ngày 1 liệu trình.

– Hỗ trợ điều trị phong thấp: Mỏ quạ gai 40g, cành dâu, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 20g. Cho tất cả các vị vào ấm đổ 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

– Phụ nữ bế kinh: Lấy 30g rễ mỏ quạ gai rửa sạch, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày trước chu kỳ kinh.

Lương y Nguyễn Hữu

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng mỏ quạ gai. Ngoài ra, tránh nhầm lẫn cây mỏ quạ quả mà bà con một số vùng gọi là dây mỏ quạ to, mộc tiền to, cây này hay gặp ở rừng thưa. Loại mỏ quạ này, là loài dây leo phụ sinh, thường ký sinh trên cây cổ thụ, có mủ trắng, thân không lông, mịn, đỏ và trăng trắng lúc khô. Cây này cũng được sử dụng làm thuốc, dân gian dùng làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể dùng thay thế cho rễ hoặc đem ngâm rượu để trị đau nhức xương khớp.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago