Cũng giống nhiều người thích vị ngọt ngào đầu lưỡi, một số người khác lại thèm vị mặn nhưng cả 2 vị mặn-ngọt đậm đà đều không tốt cho sức khoẻ. Ăn mặn là kẻ thù của vô số chứng bệnh, ngoài ra thói quen ăn mặn còn gây bất lợi khôn lường đến sức khỏe con người, bằng chứng là bạn sẽ mắc các bệnh về tim mạch và một số căn bệnh nguy hiểm khác.
Trên thực tế, lượng muối sẵn có trong nhiều loại thức ăn và đồ uống, nên bạn có thể kết hợp các cách chế biến thực phẩm dưới đây để giảm độ mặn phù hợp.
– Thêm nước cốt chanh và nước cam vào một số thực phẩm có tác dụng làm đậm đà món ăn tương tự như muối mà không có vị mặn.
– Rắc một số loại thảo mộc và gia vị để món ăn ưu thích của bạn có thể chuyển vị ngon đặc biệt. Các loại rau thơm như húng tây, húng quế, rau mùi, bạc hà có thể là thực phẩm thay thế muối gia vị.
– Sử dụng giấm như một gia vị thay cho muối. Nó không chỉ giúp làm thịt mềm hơn mà còn làm tăng thêm hương vị đậm đà khi kết hợp với các loại gia vị khác.
– Hương vị mạnh mẽ của tỏi và gừng tăng thêm vị đặc biệt cho món ăn và làm giảm sự cần thiết phải bổ sung natri, giúp tăng cường sức khoẻ phòng tránh một số bệnh thường gặp.
– Pho mát tươi cắt lát nhỏ kết hợp trong món ăn có thể tăng thêm hương vị đậm đà và ngay cả trộn trong salad làm món ăn thêm béo ngậy đậm vị mà không cần dùng muối.
Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…
Bệnh xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các trạng thái ảnh hưởng…
Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…
Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…
Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…
Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…