Categories: Sức khoẻ

Mất não, đỉa làm tổ trong người vì tắm ở ao hồ

Trẻ tắm ở hồ Long Trì (Quốc Oai, Hà Nội). Ảnh: Tiến Dũng.

Việc cho trẻ tắm ở các sông, hồ không chỉ dễ xảy ra đuối nước mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng lại đúng vào dịp các em học sinh nghỉ học nên nguy cơ trẻ bị đuối nước tại các sông, hồ, ao …là rất lớn.

Bởi, những địa điểm này ngoài việc nước sâu không đảm bảo an toàn, thì sự lơ là, mất cảnh giác của bố mẹ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị đuối nước ngày càng gia tăng.

Tại khu vực ngoại thành Hà Nội, nhất là các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, rất nhiều điểm ao, hồ, kè, đập diễn ra tình trạng trẻ chơi đùa và tắm tập trung ở những vùng nước sâu.

Điển hình là khu vực hồ Long Trì (Chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội), tại đây vào các buổi chiều rất đông người lớn và trẻ nhỏ cùng nhau tắm hồ. Điều đáng nói là khu vực hồ này liên tục được cảnh báo là nước sâu, nguy hiểm. Rất dễ xảy ra đuối nước không chỉ với trẻ nhỏ mà ngay cả với người lớn.

Không chỉ có khu vực ngoại thành, mà ngay tại Từ Liêm, Hà Nội tại một số điểm điểm như Phường Đại Mỗ, Tây Mỗ hay khu vực Phú Diễn, Nhổn … rất nhiều phụ huynh đưa trẻ nhỏ ra các hồ cạnh khu vực khu dân cư để tắm vào các buổi chiều.

Tuy các các hồ này diện tích không rộng và không sâu như các hồ ở khu vực ngoại thành, những nguy cơ đuối nước đối với trẻ nhỏ là rất cao. Ngoài ra, tình trạng ôi nhiễm tại các hồ ngày càng nặng, vì thế nó sẽ kéo theo nhiều loại bệnh tật khác khi tắm tại đây.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại hồ Tây trong rất nhiều năm qua, mặc dù lực lượng chức năng cũng đã can thiệp và có biển cảnh báo, nhưng từng đó là chưa đủ để răn đe và ngăn chặn người dân “cống” mình cho hà bá.

Dù đã có biển cảnh báo nước sâu và cấm bơi lội, nhưng không ít người kể cả trẻ nhỏ vẫn bơi ra khá xa bờ ở hồ Tây. Ảnh: Minh Hoàng.

Chính sự chủ quan của phụ huynh cũng như việc cảnh báo không đến nơi của các cơ quan chức năng, nên ngày càng nhiều những vụ đuối nước thương tâm xảy ra đối với các em nhỏ, đặc biệt là ở các vùng quê.

Điển hình gần đây nhất là trường hợp cháu Đào C.T. (bé trai, 6 tuổi, ở Hà Nội), vào khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Nhi Trung ương) ngày 29/6 trong tình trạng hôn mê sâu do đuối nước, tiên lượng bệnh nhân rất xấu.

Ths.Bs Đào Hữu Nam (Khoa Điều trị tích cực) cho biết: Tại đây, trẻ được điều trị hỗ trợ hô hấp, chống phù não, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng kháng sinh chống bội nhiễm…

Dù đã được các bác sĩ điều trị rất tích cực, huy động mọi nhân lực, nguồn lực, tìm mọi cách chữa trị nhưng trẻ không đáp ứng, hôn mê sâu, mất não. Ngày 9/7, bệnh nhân đã tử vong.

Theo người nhà kể lại, cháu Q bị đuối nước do ngã xuống bể bơi khi đi bơi với anh trai. Sau ngã khoảng 10 phút trẻ mới được phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Nam, trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận không ít trường hợp đuối nước phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, như trường hợp cháu Vũ M.T, ở Nam Định hiện đang phải điều trị trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Nguyên nhân là do anh chị mải làm, để trẻ tha thẩn đi chơi một mình thì bị ngã xuống con kênh cạnh nhà mà không ai biết. Phải đến gần 20 phút sau, gia đình mới phát hiện ra và đưa cháu vào bệnh viện địa phương cấp cứu…

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa hè cũng như mùa nước lũ, vấn đề trẻ đuối nước là nỗi lo không chỉ của riêng gia đình mà còn là vấn đề nhức nhối đối với cả cộng đồng.

Việc nhiều phụ huynh đưa con ra các ao hồ ở cạnh khu dân cư tắm, ngoài việc dễ xảy ra đuối nước thì còn rất nhiều nguy cơ khác tiềm ẩn. Ảnh: Minh Hoàng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ trẻ đuối nước ngày càng tăng cao đó là do sự bất cẩn của các bậc phụ huynh hoặc các thành viên trong gia đình, trong chăm sóc con trẻ.

Vì thế, phòng chống đuối nước cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm của riêng ai, mà cần cả xã hội chung tay giúp sức. Các bậc phụ huynh, nhà trường, đoàn thể, cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục… nhằm nâng cao kỹ năng, ý thức phòng chống chết do đuối nước ở trẻ em.

Ngoài việc trẻ bị tai nạn đuối nước, thì một số vấn đề khác cũng rất đáng cảnh báo đến các bậc phụ huynh, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các ao, hồ khu vực ngoại thành Hà Nội.

Nếu trẻ nhỏ (kể cả người lớn) khi tắm ở nguồn nước ôi nhiễm, thì căn bệnh rõ nhất có thể nhìn thấy được đó là các bệnh liên quan đến da liễu.

Ngoài ra, tại một số khoa nhi các bệnh viện, cũng đã gặp một số ca sán lên não, amip ăn não, viêm màng não hoặc các “sinh vật lạ” như: đỉa, lươn… chui vào vùng kín chỉ vì tắm ở những vùng nước không đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Vì thế việc lựa chọn các địa điểm tắm và tập bơi cho con như: các trung tâm huấn luyện, bể bơi… là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Sơ cứu khi trẻ bị đuối nước

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương, đuối nước nếu phát hiện và có biện pháp sơ cứu ban đầu kịp thời thì vẫn có thể giữ lại được mạng sống cho trẻ.

Khi trẻ bị đuối nước, sau khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền, phải tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.

Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.

Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 – 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 – 15 nhịp. Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn.

Ngoài ra, khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên làm quá 1 phút ở trẻ em.

Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

13 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

14 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago