Đông y

Lợi ích vàng của lá đinh lăng

Rễ cây đinh lăng mọi người đã biết đến nhiều lợi ích của nó, nhưng bạn có chắc rằng mình biết hết lá cây đinh lăng có tác dụng gì chưa?

Trong một số cuộc thí nghiệm gần đây các nhà nghiên cứu y học chứng minh rằng cây Đinh lăng có nhiều tác dụng hơn các loại cây thuốc khác; không những chữa bệnh mà chúng còn là thực phẩm chức năng kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa. Tất cả các bộ phận của cây Đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc. Vậy bạn có biết lá Đinh lăng có tác dụng gì không? Nó đặc biệt tốt đấy nhé.

Lá cây đinh lăng có tác dụng gì đối với bà mẹ và trẻ nhỏ?
Đầu tiên, chắc chắn không phải ai cũng biết lá cây đinh lăng có tác dụng chữa tắc tia sữa ở các mẹ bỉm sữa đúng không nào? Thật sự thì kinh nghiệm này đã có từ các cụ ngày xưa nhưng đến hiện tại, những bà mẹ trẻ không còn “chuộng” theo những phương pháp xưa nữa nên dần dần tác dụng này của lá đinh lăng bị cho vào quên lãng. Không chỉ chữa tắc tia sữa, lá cây đinh lăng còn rất tốt cho các mẹ mới sinh xong về mặt bồi bổ cơ thể qua việc chế biến các món ăn với lá đinh lăng, chúng giúp cơ thể các mẹ sảng khoái hơn và còn giúp đẩy các độc tố ra ngoài cách nhanh chóng.>>> Bé hết quấy khóc nhờ : Gối đinh lăng cho bé.

Công dụng của gối lá Đinh Lăng đối với bé yêu:

Chữa bệnh mồ hôi trộm.

Phòng và chữa chứng kinh giật ở trẻ nhỏ.

Giúp da đầu bé luôn khô thoáng.

Cho bé một giấc ngủ sâu và thoải mái.

Tạo mùi thơm tự nhiên cho tóc bé suốt cả ngày.

Đối với các bé, khi được hỏi “lá cây đinh lăng có tác dụng gì?” thì câu trả lời là chúng có rất nhiều tác dụng tốt. Phải kể đến như tác dụng chữa bệnh mồ hôi trộm cho trẻ hay chống bệnh co giật. Bên cạnh đó, sử dụng gối làm bằng lá đinh lăng sẽ giúp cho da đầu bé luôn được khô thoáng, giúp cho bé có giấc ngủ thoải mái và ngủ sâu hơn. Với những cha mẹ ưu thích việc giữ cho con mình thơm tho cả ngày thì gối lá đinh lăng hay dùng để trải giường cho bé sẽ khiến bé có mùi thơm tự nhiêm từ tóc đến cơ thể suốt cả ngày.

Lá cây đinh lăng có tác dụng gì trong y học?

Về mặt y học, lá đinh lăng có rất nhiều tác dụng như:

Chữa chứng sốt lâu ngày, ho, nhức đầu, đau tức ngực, tiểu tiện vàng, khát nước: Bạn có thể dùng cả rễ, cành, lá đinh lăng tươi khoảng 30g, lá hoặc vỏ chanh, vỏ quýt 10g, lá tre tươi 20g, rễ-lá cành sài hồ 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, chua me đất hoặc rau má tươi 30g. Tất cả cho vào ấm đun với 750ml nước, đun khi chúng sắc lại chỉ còn 250ml, và bạn có thể uống từ 2-3 lần trong 1 ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày, sẽ thấy chứng bệnh thuyên giảm, uống thêm 1-2 ngày để bệnh dứt hẳn thì ngừng.

Chữa vết thương: Bạn dùng lá đinh lăng tươi, rửa sạch với nước, sau đó giã nát rồi đắp vào nơi bị thương, chúng giúp vết thương mau lành hơn.
Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: an thần, giúp thông tiểu, làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét và chữa bệnh kiết lị.

Các chuyên gia đông y lưu ý với mọi người rằng: Trên thực tế, có rất nhiều loại đinh lăng, không phải loại nào cũng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh được. Vì vậy, mọi người cần lưu ý khi hái lá đinh lăng với mục đích là chữa các bệnh đã được nêu trên. Loại lá đinh lăng có thể chữa bệnh tốt nhất là loại cây lá nhỏ, cao từ 0,8-1,5m, thân nhẵn, không có gai và có nhánh nhiều, lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm, một số địa phương còn gọi cây này với tên gọi khác là cây gỏi cá.

Gợi ý những món ăn chế biến từ lá đinh lăng
Như đã nhắc đến ở trên, lá đinh lăng rất tốt để bồi bổ cơ thể và an thần, vì vậy, các mẹ hãy xem qua những món ăn sau đây để giúp gia đình mình được khỏe mạnh nhé!

Sườn non nấu lá đinh lăng: Nguyên liệu cần chuẩn bị là sườn non và lá đinh lăng (lượng thì tùy theo khẩu phần ăn mà bạn cần nấu). Rửa sạch cả sườn và lá đinh lăng. Sau đó ướp sườn với gia vị gồm hành khô, hành lá, hạt tiêu, mắm, muối, đường…theo khẩu vị gia đình bạn, sao cho vừa miệng là được, để cho sườn thấm gia vị khoảng 15 phút thì cho vào nồi và đun nhỏ lửa. Khi thấy sườn đã chín mềm thì tiếp tục cho lá đinh lăng vào, để khoảng 1-2 phút cho lá mềm thì tắt bếp. Hương thơm nồng của sườn và các gia vị quyện vào nhau, cùng vị đăng đắng đặc trưng của lá đinh lăng sẽ mang đến cho bạn cảm giác lạ miệng và ăn cơm ngon hơn.

Cá kho đinh lăng: Bạn có thể sử dụng cá trắm, cá lóc hay cá diêu hồng đều được để chế biến món này nhé! Chuẩn bị lá đinh lăng vừa bằng 1 nắm tay. Cá sau khi làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị giống như bạn kho cá bình thường để cho thấm. Cho cá vào nồi kho, khi nồi cá đã sôi, cắt ngắn lá đinh lăng cho vào. Đun trên nhỏ lửa cho đến khi cá nhừ, lá đinh lăng cũng vừa chín mềm là được. Món cá kho đinh lăng này sẽ có vị thơm, hoàn toàn không tanh, lá đinh lăng cũng không nát, bùi và rất lạ miệng.
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago