Categories: Sức khoẻ

Khớp nào dễ bị thoái hóa?

Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp, dây chằng,

Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp, dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp.

Biểu hiện khi khớp bị thoái hóa

Có nhiều khớp xương dễ bị thoái hóa nhưng hay gặp nhất vẫn là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân… Mỗi khớp thoái hóa có những triệu chứng khác nhau:

Cột sống thắt lưng: Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng, sau sẽ kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, thường ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống.

Thăm khám cho bệnh nhân bị viêm khớp tại Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Thanh Hóa. Ảnh: TL

Cột sống cổ: Biểu hiện chủ yếu bằng đau cổ, hạn chế cử động cổ. Có thể gây biến chứng đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh, gây cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Khớp gối: Ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo khi co duỗi gối, đau nhiều hơn khi đi lại vận động; nhất là khi ngồi xổm thì đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải có chỗ tựa mới đứng dậy được. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối.

Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn, thường đau ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi, cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi.

Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Việc điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích làm giảm nhẹ triệu chứng đau, sửa chữa các rối loạn về hình thái học của bệnh và phục hồi được tương đối chức năng bình thường của khớp bị đau. Lưu ý khi dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong giai đoạn khớp gối không bị sưng, nóng, đỏ, đau. Quan trọng nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu là làm thư giãn khớp kết hợp với tăng cường sự khỏe mạnh cho gân cơ dây chằng quanh khớp gối.

Xoa bóp và tập vận động khớp gối giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn. Tập các dụng cụ có lợi cho thoái hóa khớp gối như đá tạ, đạp xe đạp…

Để dự phòng thoái hóa khớp, cần tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động. Tránh các động tác mạnh, đột ngột khi mang vác hoặc lao động nặng.

Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các dị dạng xương, khớp gối, đặc biệt ở trẻ em…

Ngay khi có triệu chứng đau vùng gối, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chụp Xquang, phát hiện và điều trị những tổn thương ở khớp gối, ngăn ngừa bệnh âm thầm phát triển, có thể dẫn đến không đi lại được.

Bác sĩ Nguyễn Huy Sơn

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago