Categories: Tin tức y học

Không dùng ceftriaxone với các sản phẩm có canxi

Ceftriaxone là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam, có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng nên được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng.

Ceftriaxone là một kháng sinh dòng cephalosporin thế hệ thứ ba, nhóm bêta-lactam, có khả năng kháng khuẩn mạnh với phổ rộng nên được dùng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng.

Giống như các dòng cephalosporin khác, như penicillin, ceftriaxone (xếp-tri-a-dôn) là loại thuốc có khả năng gây phản ứng quá mẫn, nặng nhất là sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tuy tỷ lệ gây sốc phản vệ của ceftriaxone tương đối hiếm nhưng đã được các báo cáo ADR (những phản ứng có hại của thuốc) ghi nhận trong các thông báo từ trước của ngành y tế trong nước cũng như quốc tế.

Sốc phản vệ do ceftriaxone ở trẻ sơ sinh đã được ghi nhận do sử dụng chung với các sản phẩm có canxi. Việc sử dụng ceftriaxone chung với các dung dịch hartmann hoặc ringer lactate là những dịch có chứa thành phần canxi có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm ceftriaxone đã được ghi nhận như sau:

– Chống chỉ định dùng ceftriaxone cho trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da tăng bilirubin, đặc biệt ở trẻ sinh non.

– Không nên trộn ceftriaxone với các sản phẩm có chứa canxi, như dung dịch ringer lactate hoặc hartmann hoặc sử dụng cùng với các sản phẩm dinh dưỡng dùng qua đường truyền tĩnh mạch có chứa canxi. Không sử dụng ceftriaxon và các sản phẩm có chứa canxi qua đường tĩnh mạch chung hoặc khác đường truyền trong vòng 48 giờ.

– Cần lưu ý các trường hợp sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh do tương tác giữa ceftriaxone và canxi cũng không thể loại trừ nguy cơ này ở các lứa tuổi khác.

Thầy thuốc cần phải hỏi kỹ tiền sử đã sử dụng sản phẩm có chứa canxi trong vòng 48 giờ qua trước khi dùng ceftriaxone cho bệnh nhân.

Không trộn ceftriaxone với các dung dịch chứa canxi như ringer lactate. Ảnh: TL

Ceftriaxone là một loại kháng sinh thuộc nhóm bêta-lactam nên cũng có thể gây ra nhiều phản ứng quá mẫn kể cả nhóm I (sốc phản vệ theo cơ chế tiền mẫn cảm-IgE) và nhóm IV (quá mẫn muộn qua trung gian tế bào lympho T). Tuy nhiên, tính chung thì tần suất phản ứng quá mẫn đối với ceftriaxone là khoảng 3%, thấp hơn và hiếm gặp sốc phản vệ hơn so với penicillin. Hiện nay, cơ chế gây sốc phản vệ do ceftriaxone vẫn chưa được chứng minh và giải thích thỏa đáng.

Sốc phản vệ do ceftriaxone gần như không dự đoán được. Cho nên, ngoài những thủ tục thường quy bắt buộc khi sử dụng ceftriaxone như thử nghiệm phản ứng trên da, cần phải có sẵn bộ cấp cứu sốc phản vệ ngay bên cạnh khi tiêm thuốc cho bệnh nhân và cần phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân sau khi dùng thuốc ít nhất là 30 phút. Khuyến cáo sử dụng các kháng sinh khác cùng nhóm nếu có thể được. Chỉ sử dụng ceftriaxone trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào tốt hơn.

Không dùng thuốc đối với các trường hợp phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em. Ceftriaxone có thời gian bán hủy dài và hoạt phổ rộng nên khi sử dụng chỉ nên tiêm ngày 1 lần đối với tất cả các liều chỉ định.

Dược sĩ Linh Quân

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

19 hours ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

1 day ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

1 day ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

1 day ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

2 days ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

2 days ago