Categories: Tin tức

Kháng thuốc đe dọa sức khỏe toàn cầu

Bộ Y Tế vừa ký thỏa thuận về phòng chống kháng thuốc với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.

Đây được xem là việc làm cấp bách, nhằm đối phó nguy cơ đề kháng kháng sinh đang đe dọa lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Đầu thế kỷ XX, khi thế giới có hơn 10 loại bệnh gây chết người hoành hành dữ dội thì sự xuất hiện của penicillin – được biết đến như một kháng sinh đầu tiên của nhân loại, đã cứu chữa thành công cho những ca không còn hy vọng. Kháng sinh này đã giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, mở ra cánh cửa đầy hy vọng cho ngành dược thế giới. Thế nhưng, việc sử dụng loại thần dược này không hợp lý đã làm gia tăng tình trạng đề kháng thuốc.

Kể từ đây, các nhà khoa học lao vào nghiên cứu, khám phá và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới. Thậm chí họ không nề hà tìm chọn các loại vi khuẩn mới từ những nơi dơ bẩn nhất như trong đất mùn, nước cống rãnh hôi thối hay rác sinh hoạt bốc mùi… bởi chính ở những nơi ấy mới càng tìm ra nhiều loại vi khuẩn ký sinh. Việc thu thập này mang lại lợi ích thiết thực cho việc phát minh và phát triển kháng sinh.

Báo cáo của WHO năm 2014 về vấn đề kháng thuốc đã trở thành mối nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu. Theo tính toán, chi phí thiệt hại do kháng thuốc có thể lên đến 100.000 tỷ đôla, và 10 triệu người có thể chết nếu không có các biện pháp hành động kiên quyết hơn để giải quyết tình trạng này.

Đề kháng kháng sinh khiến việc điều trị tiêu chuẩn không còn hiệu lực, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng đến những vị trí khác và ngày càng khó kiểm soát hơn. Nguy hiểm nhất, tình trạng này có thể khiến con người quay trở lại thời kỳ trước khi phát minh ra kháng sinh và nguy cơ tử vong đe dọa bất cứ ai và quốc gia nào, trong đó có Việt Nam.

Trước thực trạng trên, Bộ Y Tế đã ký kết thỏa thuận về phòng chống kháng thuốc với nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ký cam kết này. Tháng 8 vừa qua, Hội Hô hấp TP HCM cũng phối hợp với Văn phòng đại diện GlaxoSmithKline Pte Ltd tại Việt Nam đã tổ chức thành công Hội thảo Trực tuyến với chủ đề “Quản lý nhiễm khuẩn hô hấp mắc phải cộng đồng”. Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 2.000 cán bộ y tế tại 8 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương tham dự…

Hội thảo trực tuyến Inspiration với chủ đề “Quản lý nhiễm khuẩn hô hấp mắc phải cộng đồng” với sự tham gia của hơn 2000 bác sĩ, cán bộ y tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tìm hiểu Hội Thảo Inspiration 2015 tại đây http://vn.gsk.com.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra các khuyến cáo hiệu quả khi sử dụng thuốc kháng sinh chính là hiệu quả ngay từ lần đầu tiên. Theo đó, khi điều trị bằng kháng sinh, các y bác sĩ cần tuân thủ những nguyên tắc như xác định mục đích điều trị, định danh tác nhân gây bệnh, cân nhắc kỹ lưỡng để dùng đúng thuốc, đúng phác đồ. Đồng thời, cần lưu ý sử dụng các loại kháng sinh có phổ hẹp và nên theo dõi sát để đánh giá hiệu quả điều trị của các liệu pháp lựa chọn. Bên cạnh đó, các bệnh nhân cũng không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định điều trị của y bác sĩ, và cần tuân thủ những hướng dẫn sử dụng kháng sinh suốt quá trình điều trị, tuyệt đối không bỏ dở điều trị, ngay cả khi đã thấy triệu chứng thuyên giảm rõ.

Nguyễn Linh

Nguồn: vnexpress

adminyhoc

Recent Posts

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

3 hours ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

18 hours ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

18 hours ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

20 hours ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

2 days ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

2 days ago