Categories: Nuôi dạy trẻ

Kết luận khoa học: Trẻ thường xuyên nói chuyện với bố sẽ thông minh hơn

Ngoài việc thừa hưởng gien di truyền của bố, mẹ các nhà khoa học cho rằng những thiếu niên thường xuyên nói chuyện với bố sẽ thỏa mãn với cuộc sống và thông minh hơn so với trẻ khác.

Trong quá trình nghiên cứu, nhà khoa học trường đại học Harvard nhận thấy những đứa trẻ nhận được nhiều tình yêu thương của bố sẽ thông minh hơn những đứa trẻ khác. Cụ thể, thời gian người bố ở bên đứa trẻ nhiều hay ít gây ảnh hưởng trực tiếp tới trí thông minh của trẻ về phương diện toán học.

Các cụ xưa thường nói, bài học xã hội đầu tiên mà trẻ học được sau khi ra đời chính là ở gia đình và cha mẹ – những người thầy đầu tiên của trẻ. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà mọi người thường nói rằng “Thiên tài được tạo ra từ bàn tay của người cha”.

Để lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng, từ khi ra đời cho tới khi được 3 tuổi, trẻ sẽ “thân” với mẹ. Tuy nhiên, từ 3 tuổi trở đi thì trẻ sẽ nghiêng hẳn về người cha. Sự yêu thương của người cha chính là yếu tố cơ bản để trẻ dễ dàng tiếp nhận sự giáo dục sau này.

Các chuyên gia của Đại học York tại Anh phỏng vấn 1.200 người có độ tuổi từ 11 tới 15 để tìm hiểu các nhân tố thúc đẩy mức độ mãn nguyện với cuộc sống của thiếu niên. Họ đưa ra một số câu hỏi để đánh giá mức độ giao tiếp giữa thiếu niên với các thành viên khác trong gia đình, đồng thời yêu cầu các em tự đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống theo thang điểm 100.

Kết quả cho thấy những thiếu niên thường xuyên trò chuyện nghiêm túc với bố cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống hơn so với các em hiếm khi làm như vậy. Tuy nhiên, chỉ có 13% trẻ thường xuyên tâm sự những điều thầm kín với bố. 45% thiếu niên thừa nhận các em hầu như không bao giờ thổ lộ với bố về những chủ đề quan trọng, còn 28% nói chúng không thảo luận những vấn đề quan trọng với mẹ.

Các chuyên gia cũng nhận thấy trẻ có xu hướng giảm dần các cuộc nói chuyện với bố về những chủ đề quan trọng khi chúng lớn lên. Chẳng hạn, 42% trẻ 11 tuổi tâm sự với bố về những chủ đề quan trọng hơn một lần mỗi tuần, nhưng chỉ có 16% trẻ 15 tuổi làm việc đó.

Bob Reitemeier, Giám đốc Hiệp hội Trẻ em Ang kết luận“Cuộc điều tra này cho thấy mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ phụ thuộc chặt chẽ vào việc chúng có thường xuyên trò chuyện với bố hay không. Nhưng trong xã hội hiện đại, số lượng trẻ em không thích tâm sự với bố hoặc sống xa bố ngày càng tăng”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng, kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp các bậc sinh thành, đặc biệt là các ông bố quan tâm đến con cái hơn. Để đảm bảo thế hệ sau thừa hưởng những gì tốt đẹp nhất và trưởng thành trong cuộc sống.

Theo Motthegioi.vn

 

Bác sĩ

Recent Posts

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

12 hours ago

<strong>Ung thư xương nguyên phát thứ phát, phương pháp điều trị</strong>

Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…

2 days ago

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

3 days ago

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

4 days ago

Thoát vị đĩa đệm nỗi khổ không chỉ của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến của cột sống, là nỗi…

7 days ago

Bật mí 8 thực phẩm hỗ trợ da trẻ đẹp, rạng rỡ

Để sở hữu làn da đẹp rạng rỡ, chế độ ăn uống đóng vai trò…

1 week ago