Phục hồi chức năng

Hướng dẫn tập nói cho trẻ tự kỷ, khiếm thính, tâm thần theo BYT

Hướng dẫn tập nói cho trẻ tự kỷ, khiếm thính, tâm thần

Tập nói là sử dụng các phương pháp để tập phát âm cho trẻ có khó khăn về nói.

Bình thường trẻ bắt đầu bập bẹ một số từ đơn lúc 12 -18 tháng. Chậm nói là sau 2 tuổi rưỡi trẻ chưa nói được từ nào, hoặc mới nói bập bẹ được vài từ đầu hoặc trẻ chỉ phát ra một số âm thanh như nguyên âm: a…a…a; e…e…e. Tuy nhiên có một số trẻ đặc biệt cần được sự quan tâm của gia đình và các thầy cô để bé dần trở lại bình thường hoặc phát triển tốt hơn mức trẻ đang có.

Không có một phương pháp nào dành cho mọi đứa trẻ bị tự kỷ, mỗi đứa trẻ cần một phương pháp toàn diện, điều độ và nhất quán của các thầy thuốc, cha mẹ và gia đình.

Học cách nghe, nhìn mặt đối mặt, bắt chước tạo ra âm thanh, dạy các từ có ý nghĩa gắn với tình huống… để từng bước giúp trẻ tự kỷ giao tiếp.

Mục tiêu tập nói

– Xây dựng mối quan hệ với mọi người.

– Học.

– Gửi thông tin.

Chỉ định tập nói

– Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

– Trẻ chậm phát triển tâm thần

– Trẻ tự kỷ

– Trẻ khiếm thính

Chống chỉ định: Không có

Chuẩn bị con người và phương tiện

© Người thực hiện: Kỹ thuật viên ngôn ngữ

© Phương tiện: Dụng cụ học tập

© Người bệnh: Không đang giai đoạn ốm sốt

© Phiếu điều trị

Các bước tiến hành tập nói

© Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ

© Kiểm tra người bệnh: Đúng tên trẻ với phiếu tập

©Thực hiện kỹ thuật

+ Mức độ hiểu ngôn ngữ

Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ:

– Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.

– Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.

– Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.

– Chỉ sử dụng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn

– Động viên khen thưởng đúng lúc.

Bước 1: Đánh giá trẻ.

Bước 2: Lập chương trình huấn luyện.

Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.

+ Mức độ diễn đạt ngôn ngữ

+ Mục tiêu: Trẻ sẽ tự nói/làm dấu/ chỉ vào các bức tranh.

Bước 1: Đánh giá trẻ.

Bước 2: Lập chương trình huấn luyện. Chọn 1 đến 2 kỹ năng cho đợt huấn luyện.

Bước 3: Đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.

Theo dõi bệnh nhân

– Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt điều trị dựa trên mục tiêu đề ra

– Lập kế hoạch cho đợt điều trị mới

Tai biến và xử trí

1. Trong khi tập: kết quả làm người bệnh bị mệt thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.

2. Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.

Yhocvn.net (Theo hướng dẫn tập nói cho trẻ tự kỷ, khiếm thính, tâm thần của Bộ Y tế)

adminyhoc

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

5 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

7 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago