Phục hồi chức năng

Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn chân (AFO) theo BYT

Chỉ định và chống chỉ định kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn chân (AFO)

Nẹp cổ bàn chân AFO (Ankle-Foot Orthosis) là nẹp dưới gối đi qua mắt cá, bàn chân. Nẹp được sử dụng để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, đồng thời giữ cổ chân ở tư thế trung gian giữa lật ngoài và lật trong. Nẹp được đi trong giầy hoặc dép, nẹp được cố định bằng băng xé dính velcro quấn quanh bắp chân. Nẹp cổ bàn chân được là từ nhựa PP định hình riêng chân trái, chân phải và có độ ổn định cao. Mỏng, nhẹ & phù hợp chức năng giải phẫu học.

Với công dụng chính là:

– Cố định bàn chân và cẳng chân sau phẫu thuật.

– Chỉnh hình hoặc điều trị nội khoa khớp cổ chân.

– Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến dạng như: Co rút gân gót,  Di chứng bàn chân rũ sau tai biến,

– Nắn chỉnh bàn chân vẹo trong, vẹo ngoài, Bàn chân khoèo…

Chỉ định sử dụng nẹp cổ bàn chân (AFO)

– Yếu nhóm cơ gập mặt mu bàn chân (cơ chày trước).

– Cổ chân không vững do yếu nhóm cơ nghiêng trong bàn chân (cơ chày sau) hoặc yếu nhóm cơ nghiêng ngoài bàn chân (cơ mác ngắn và dài).

– Liệt mềm hoặc cổ chân không thể vững và gây ra những khó khăn về thăng bằng khi bước đi.

– Co cứng cơ tam đầu cẳng chân.

Chống chỉ định sử dụng nẹp cổ bàn chân (AFO)

Người bệnh sau gãy xương vùng cẳng, bàn chân cần được bất động vững

Chuẩn bị con người và phương tiện

© Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình.

© Phương tiện: Nẹp AFO

Cỡ / Size:

S cho chiều dài bàn chân từ 20,5 – 22cm

M cho chiều dài bàn chân từ 22 – 24cm

L cho chiều dài bàn chân từ 24 – 27cm

XL cho chiều dài bàn chân từ 27 – 29cm

© Người bệnh

– Được giải thích kỹ về các bước sử dụng nẹp AFO

– Người bệnh ở tư thế ngồi

© Hồ sơ bệnh án

Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng cẳng, bàn chân của người bệnh

Các bước tiến hành

© Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng cẳng, bàn chân của người bệnh

© Kiểm tra ngƣời bệnh

Người bệnh ở tư thế ngồi thỏa mái dễ chịu để thuận tiện cho việc đi nẹp AFO.

© Thực hiện kỹ thuật

– Bước 1: Gấp khớp cổ chân về phía mu chân rồi đặt gót chân vào sâu trong nẹp.

Nếu người bệnh bị co cứng cơ thì nên vừa gấp khớp cổ chân về phía mu chân vừa cho vào nẹp sẽ dễ dàng hơn.

– Bước 2: Khi bàn chân đã được đặt đúng trong nẹp, thít chặt dây cố định khớp cổ chân và thít chặt dây cố định xung quanh bắp chân.

– Bước 3: Nẹp được đi trong giầy hoặc dép.

Theo dõi bệnh nhân

Khi mang nẹp AFO, người bệnh cần phải được hướng dẫn kiểm tra thường xuyên các vùng tỳ đè, kiểm tra da vùng khớp cổ chân, phía sau gót chân và bắp chân để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây loét.

Tai biến và xử trí

– Ngã khi di chuyển: Xử trí theo thương tổn do ngã gây ra.

– Đau, rát, khó chịu ở các điểm tỳ đè thì cần điều chỉnh các dây cố định khớp cổ chân và bắp chân hoặc đến xưởng chỉnh hình để kiểm tra và chỉnh sửa lại nẹp cho phù hợp.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn chân (AFO) của Bộ Y tế)

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

3 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago