Miễn dịch chủ động
Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, vacxin có thể được sử dụng bất kỳ thời điểm nào ở trẻ trên 1 tuổi, nhưng thích hợp nhất lúc 12 -15 tháng tuổi.
Chỉ định:
Đối với những trẻ em lớn hơn 1 tuổi, nhất là những thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, thường sống trong môi trường làm việc đông đúc, sống tập thể,… nhất định phải được tiêm vacxin.
Hạn chế: không được tiêm vacxin trong những trường hợp dưới đây
Không được tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Người bệnh đang bị sốt.
Đang điều trị thuốc giảm miễn dịch.
Phụ nữ đang mang thai.
Người mắc bệnh về máu và đang điều trị phóng xạ.
Có những trường hợp sau khi tiêm ngừa vacxin nhưng vẫn mắc bệnh quai bị, bởi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng thuốc, kỹ thuật tiêm,…
Miễn dịch thụ động
Đối với người đã tiếp xúc với virus quai bị bởi một số con đường lây lan như dùng chung vật dụng cá nhân, tiếp xúc với nước bọt người bệnh,… có thể tiêm một loại thuốc miễn dịch thụ động Globulin.
Cách ly với người bệnh quai bị
Người mắc bệnh cần được cách ly với mọi cho đến khi nào thấy hết sưng, nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác. Đặc biệt trong môi trường nhà trẻ, bệnh viện rất dễ lây lan.
Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị thì khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.
Để phòng tránh những biến chứng do quai bị gây ra, nhất là biến chứng gây viêm tinh hoàn, người bệnh được cách ly và chăm sóc cẩn thận trong thời gian bị bệnh. Nhưng những trường hợp quai bị trong 7 – 10 ngày đầu, người bệnh nên được nghỉ ngơi nhiều nhất sẽ hạn chế mức độ hoạt động của virus này khi cơ thể đang mệt mỏi vì nhiễm.
Cụ thể, để chống viêm tuyến mang tai thì chườm nóng vùng hàm, súc miệng bằng nước sát trùng, ăn thức ăn lỏng trong những ngày đầu. Và để chống viêm tinh hoàn, người bệnh có thể chườm nóng tinh hoàn, nằm nghỉ ngơi trong thời gian đau và dùng thêm thuốc chống viêm, giảm đau. Sau 3 tháng, nếu muốn đánh giá lại chất lượng tinh trùng bệnh nhân có thể tìm đến các bác sỹ nam khoa để được tư vấn cụ thể và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vaccine phòng bệnh. Vaccine phòng bệnh quai bị thường kết hợp với vaccine phòng sởi và rubella. Cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây vô sinh.
Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống virut quai bị.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…