Categories: Sức khoẻ

Hói đầu: làm sao để trị?

Thuốc sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin nhờ có khả năng cải thiện diện tích “tóc đi vắng”.

Chỉ đàn ông mới bị hói?

Hói đầu không phải là bệnh “độc quyền” của đàn ông, nó có thể “viếng thăm” cả hai giới, tuy nhiên các thống kê cho thấy tỷ lệ này ở quý ông cao hơn. Ở phụ nữ, một số người bị rụng tóc nhiều do sự mất cân bằng hormone (mang thai, thiếu chất, dùng thuốc tránh thai hoặc do hệ luỵ của thuốc tránh thai).

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân gây hói đầu như dùng sai dầu gội, hoặc dùng loại dầu gội kém chất lượng, do tình trạng sức khoẻ không tốt, stress, do hệ luỵ của việc điều trị một căn bệnh nào đó như xạ trị ung thư hay do tác dụng phụ của thuốc…

Rụng tóc chia làm 2 dạng: rụng tóc sinh lý bình thường và rụng tóc bệnh lý. Chu kỳ sống bình thường của tóc (mọc, ngừng mọc, rụng) khoảng hơn 1.000 ngày, nếu mỗi ngày tóc rụng khoảng dưới 100 sợi là bình thường. Trường hợp tóc rụng nhiều hơn, tức là đã có vấn đề, có thể thuộc dạng rụng tóc bệnh lý, là lúc bạn cần phải khẩn trương chữa trị.

Trị hói nhờ thuốc

Với những người trẻ bắt đầu có hiện tượng rụng tóc nhiều và có dấu hiệu của hói đầu, có thể dùng một số thuốc uống và bôi tại chỗ để hạn chế quá trình rụng tóc. Đó là dung dịch Minoxidil (Rogaine) 2% bôi tại vùng rụng tóc và kết hợp massage da đầu có hiệu quả với những trường hợp hói do nội tiết tố.

Ngoài ra, còn có thuốc viên Propecia (Finasteride) tỏ ra hiệu quả trong việc kích thích sự tái phát triển của nang tóc tại vùng hói. Cũng có thể dùng một số loại thuốc phổ biến như Bepanthene (vitamin B5) và Biotin (vitamin H) kết hợp để tăng khả năng mọc lại tóc.

Cần lưu ý, tất cả các thuốc chống rụng tóc đều có tác dụng phụ (gây rối loạn cương dương…) và không tốt cho những người bị bệnh tim mạch.

Bạn nên biết, thuốc có thể mang lại hiệu quả trong việc làm tóc mọc trở lại nhưng cũng không thể hồi phục được hoàn toàn số lượng và chất lượng tóc như vốn có. Quan trọng vẫn là phòng bệnh bằng cách chăm sóc tóc thường xuyên để tóc chắc khỏe và không gãy rụng.

Một số cách chữa hói đầu

Theo kinh nghiệm dân gian, tỏi rất hữu ích trong việc làm mọc tóc. Dùng một lượng tỏi vừa đủ (tuỳ theo chỗ hói nhiều hay ít), giã nát, xoa vào chỗ hói (hoặc dùng vải thưa gói tỏi lại xoa chỗ hói). Sau 2 giờ, rửa sạch bằng xà phòng. Ngày làm 1 lần, liên tục trong 7 ngày. Sau 2-3 ngày làm lại lần nữa cũng liên tục trong 7 ngày như trên. Điều trị 2-3 tháng sẽ có hiệu quả.

Một nghiên cứu mới của Đức vừa tiết lộ: Điều trị cho tóc bằng các sản phẩm chứa caffein có thể ngăn chặn quá trình “đất trống đồi trọc” trên đầu các đấng mày râu.

Một số phương pháp thẩm mỹ có thể giúp phục hồi mái tóc như: Cấy ghép mảnh da mang tóc hay sợi tóc; Cấy từng sợi tóc được lấy từ vùng mọc tóc; Phẫu thuật làm tăng vùng da đầu cótóc bằng một sốphương pháp tạo hình nhưgiãn da hay căng da… Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi tính chính xác và thẩm mỹ cao nên người bệnh nên đến khám và tư vấn tại một số bệnh viện lớn, uy tín để tránh tiền mất… mà tóc vẫn “chưa thấy đâu”.

An Thùy

adminyhoc

Recent Posts

4 môn thể thao giảm mỡ gan cực hiệu quả

Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực…

2 days ago

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây hoa nhài

Hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo được trồng làm cây cảnh trong vườn…

2 days ago

Đau hạ sườn phải cảnh bảo bệnh lý về gan

Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…

3 days ago

5 nguyên nhân gây bệnh tiêu hoá trong mùa thu đông

Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…

3 days ago

Bật mí 3 loại nước cực hiệu quả hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…

3 days ago

Bơi môn thể thao khắc tinh phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…

3 days ago