Các bà mẹ thường ngầm so sánh cân nặng, chiều cao, trí thông minh của con mình với các bé khác. Trong khi đó một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ở trẻ lại không nhận được nhiều sự quan tâm như vậy. Trên thực tế, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của bé.
Theo một nghiên cứu mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường Quốc tế tại Việt Nam (IPSOS) cho biết, 93% các mẹ có con 0-5 tuổi nhận thấy con mình có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa nhẹ trong những năm đầu đời. Các biểu hiện thường thấy là khó chịu, đầy hơi, quấy khóc không rõ nguyên nhân, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy. Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều mẹ cũng thường xuyên chia sẻ tình trạng này và hỏi bí quyết giúp bé phòng tránh các triệu chứng.
Việc tiêu hóa và hấp thụ tốt dưỡng chất là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí não toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời. |
Chia sẻ với các mẹ tại tọa đàm dinh dưỡng chủ đề “Tiêu hóa dễ dàng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn” vừa diễn ra ở TP HCM, Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết, trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá của bé có men lactase (loại men dùng để tiêu hóa đường lactose) chiếm mức 70%. Điều này dẫn đến tình trạng khó tiêu hoá lactose. Bên cạnh đó, hoạt động của men enterokinase chỉ ở mức 25% và men pepsin duy trì 50% lúc 7 tháng, gây nên tình trạng khó tiêu hoá đạm.
Hệ tiêu hoá của bé trong giai đoạn đầu đời còn rất non nớt và nhạy cảm. Do đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp tình trạng kém tiêu hóa đạm và đường lactose, là nguyên nhân khiến trẻ không hấp thu tốt chất dinh dưỡng trong sữa hay thức ăn.
Tình trạng không thể hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất thiết yếu khiến trí não của trẻ bị ảnh hưởng trong những năm đầu đời. Vì vậy các bà mẹ không nên xem thường và bỏ qua những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nhẹ, chủ quan coi đó là những biểu hiện bình thường và không nghĩ đến việc chọn một giải pháp dinh dưỡng khác phù hợp với bé hơn.
Hệ tiêu hoá có hai cơ chế ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Một là trực tiếp cung cấp dưỡng chất giúp cho não bộ phát triển như axit folic, sắt, kẽm, canxi, photolytic, DHA, ARA, omega3, omega 6. Hai là tác động gián tiếp thông qua hệ trục não ruột để giúp cả 2 cơ quan hoạt động tốt hơn.
Khi bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, trẻ sẽ bị hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA, choline, iốt… từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não toàn diện.
0-6 tuổi là giai đoạn vàng của quá trình phát triển trí não. Nếu trẻ bỏ lỡ giai đoạn này sẽ không được cung cấp đúng và đủ các dưỡng chất cần thiết. Do vậy, để con có một trí não phát triển toàn diện, ngay từ đầu, mẹ cần can thiệp sớm và cung cấp giải pháp dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt và nhạy cảm của bé.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP HCM khuyên, đối với bé dưới 2 tuổi nên cho bé uống sữa mẹ. Nếu cần dùng sữa bổ sung thì mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa có những đặc điểm giúp bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thu như có tỷ lệ whey:casein là 60:40 gần giống sữa mẹ và sử dụng công nghệ đạm thủy phân một phần giúp chia nhỏ các phân tử đạm nguyên vẹn thành các phần nhỏ hơn. Điều này giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt và nhạy cảm của bé. Mẹ nên chọn loại có hàm lượng đường lactose thấp chứ không phải loại bỏ hoàn toàn đường lactose để giúp giảm tình trạng đầy hơi, khó chịu ở trẻ nhưng vẫn duy trì hoạt động của men lactase. Vì đây là loại men tiêu hóa quan trọng hỗ trợ hoạt động của não bộ và tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Tư Linh
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…