Categories: Sức khoẻ

Giao lưu trực tuyến: ‘Bệnh tử’ Ung thư phổi

TS.Đinh Văn Lượng- PGĐ Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia đã giải đáp nhiều băn khoăn của bạn đọc về căn bệnh gây chết người nhiều nhất trong các loại ung thư.

Ung thư phổi chiếm khoảng 12% những loại ung thư nói chung trên thế giới, với khoảng 1,83 triệu người mắc bệnh, nhưng lại chiếm tỷ lệ tử vong lên tới 28% trong số tất cả các loại bệnh ung thư. Số người tử vong do ung thư phổi bằng với số tử vong do ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại.

Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo thống kê, đến năm 2013, tỷ lệ người mắc bệnh đã tăng gấp 4 lần, lên con số 20.000 người mắc mới mỗi năm, trong đó có tới 17.000 người tử vong.

Dù ung thư phổi nguy hiểm như vậy nhưng những kiến thức phòng chống và điều trị căn bệnh đáng sợ này, ít người Việt Nam biết. Đa phần các bệnh nhân khi chẩn đoán ung thư thường tự mình đặt ra câu hỏi: “Tôi đã làm gì sai?” hay “Tại sao lại là tôi?”. Có những bệnh nhân còn tin rằng họ đang bị “trừng phạt” do kiếp trước làm điều tội nỗi… Hầu hết phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị triệt để. Chỉ 10-20% số ca bệnh được phát hiện khi còn khả năng cắt bỏ khối u.

Một số bệnh nhân mắc bệnh ung thư khi được bác sĩ chỉ định xạ trị, hóa trị, phẫu thuật đã từ chối điều trị để về nhà chạy chữa bằng thuốc nam, nước lá đu đủ…; bệnh trọng chưa bớt đã mắc thêm những bệnh khác.

Dù ung thư phổi là loại bệnh lý ác tính có tiên lượng xấu, nhưng nếu người bệnh tin tưởng phối hợp điều trị cùng bác sĩ, lạc quan, chiến đấu dũng cảm với căn bệnh ung thư quái ác thì sẽ có khả năng kéo dài thời gian sống.

Nhưng làm thế nào để người bệnh tin tưởng phối hợp điều trị cùng bác sĩ? Cách nào để người có bệnh cải thiện chất lượng sống; người chưa thấy bệnh chủ động phòng tránh, phát hiện sớm ung thư phổi?

Để giải đáp thắc mắc của bạn đọc, Emdep tổ chức Giao lưu trực tuyến về Ung thư phổi, lúc 17h ngày 8/9/2016.

Khách mời: TS. Đinh Văn Lượng– Phó Giám đốc Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Phổi Trung ương.

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU

  • Không có ‘phép lạ’ cho Ung thư phổi

    Lan Anh (23 tuổi Hà Nội)

    Bác sĩ Đỗ Mạnh Hùng, Viện Tim mạch Quốc gia vừa họp báo thông báo rằng mình đã khỏi ung thư phổi khi đã bị tới mức di căn. Điều này gây ngạc nhiên cho nhiều người. Bởi từ trước đến nay, những trường hợp này, bệnh viện thường trả về vì không chữa khỏi. Ông bình luận gì về trường hợp này?

    TS. Đinh Văn Lượng:Ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có khả năng khỏi hoàn toàn như tỷ lệ không cao. Nếu ung thư phổi giai đoạn 3-4 vẫn có khoảng 1% khỏi. Nếu điều trị phối hợp phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, trúng địch nhưng tỷ lệ không cao.

  • Xuân Phúc (37 tuổi Hà Nam)

    Gần đây tôi đọc trên mạng thấy nhiều người chia sẻ cây thuốc bách giải (hay còn gọi là cây xương khỉ) có tác dụng chữa được ung thư, trong đó có ung thư phổi. Xin bác sĩ cho biết liệu đó có phải thông tin chính xác không?

    TS. Đinh Văn Lượng: Tôi chưa nghe tới cây đó bao giờ. Còn có thông tin cây thuốc xương khỉ này điều trị tốt ưng thư thì chúng tôi phải biết đầu tiên.

  • Hạnh Nguyễn (29 tuổi, TP.HCM)

    Có thông tin rằng uống là đu đủ Mỹ chữa khỏi ung thư và ở Việt Nam đã có người đứng lên nói rằng mình khỏi nhờ uống loại lá này. Xin ông cho biết sự thực thế nào?

    TS. Đinh Văn Lượng:Để khẳng định có cơ sở khoa học hay chưa thì theo hệ thống thông tin chính thống vẫn chưa có. Các cụ có cậu “Có bệnh thì vái tứ phương” mà, nếu có liệu pháp điều trị nào không quá tốn kém, không quá phức tạp thì nên thử. Tôi không nói không nên điều trị nhưng tôi không dám nói nó là tốt.

  • Hoàng Giang (33 tuổi Hải Phòng)

    Tôi được biết hiện trên thế giới đã có loại vắc-xin có thể hạn chế sự phát triển của ung thư phổi rồi. Vậy ở Việt Nam đã nhập về loại vắc-xin này chưa? Đối tượng tiêm chủng của loại vắc-xin này và nếu có ở Việt Nam rồi thì người dân có thể đi tiêm ở đâu, thưa bác sĩ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Trên thế giới ở các nước phát triển cũng chỉ đang nghiên cứu, còn đưa ra điều trị là chưa có.

  • Lê Hà (35 tuổi Hà Nội)

    Chào bác sĩ, tôi được biết gene trong niêm mạc mũi giúp phát hiện sớm UTP ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh. Ở nước ta các bệnh viện có đang ứng dụng phương pháp này không? Nếu có thì chi phí ra sao, thưa bác sĩ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được ứng dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

  • Giai đoạn cuối: Ghép phổi cũng không thể cứu vãn

    Nam Cường (24 tuổi Quảng Ngãi)

    Cháu là một fan của ca sĩ Minh Thuận. Cháu được biết anh ấy đang bị ung thư phổi và tình trạng rất nguy kịch. Liệu Cháu có thể hiến phổi của mình cho anh ấy không và nếu được ghép phổi thì ca sĩ Minh Thuận có qua khỏi không? Nếu không ghép được phổi thì anh ấy phải chạy chữa như thế nào mới khỏi bệnh?

    TS. Đinh Văn Lượng:Ca sĩ Minh Thuận mắc ung thư ở giai đoạn muộn nênkhông có chỉ định ghép vì khi ghép được phổi thì ung thư đã di căn lên nhiều bộ phận khác rồi chứ không đơn thuần là lá phổi không.

  • Thanh Phương (48 tuổi Bắc Ninh)

    Bệnh nhân ung thư phổi những ngày cuối đời có thể trạng đặc biệt gì so với ung thư khác (không thể tự thở, phải thở máy). Vậy người nhà nên chăm sóc xử trí thế nào?

    TS. Đinh Văn Lượng:Ung thư phổi giai đoạn cuối thường gây ra những suy giảm chức năng của cơ thể. Bệnh sẽ gây ra những phiền toán khó khăn khi bị suy giảm hô hấp phải thở máy hỗ trợ. Khi có biểu hiện ở cơ quan khu vực nào thì phải hỗ trợ cho bệnh lý đó. Ung thư phổi thường nặng về đường hô hấp.

  • Hùng Thịnh (36 tuổi Hà Nội)

    Các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đau đớn tới mức xin chết. Theo ông, phải xử lý thế nào?

    TS. Đinh Văn Lượng:Bệnh ung thư phổi gây đau đớn nhất ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên chúng ta đã có thuốc giảm đau cũng như nhiều mức độ giảm đau, các loại thuốc như mocphin… Người bệnh không nên quá bi quan vì có thể giảm đau đớn bằng các loại thuốc giảm đau và điều trị nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Hút thuốc lá, thuốc lào đều nguy hiểm

    Lê Bình (37 tuổi Thái Bình)

    Nhiều người ở nông thôn cho rằng: thuốc lào không nguy hiểm như thuốc lá và không gây ung thư phổi. Theo bác sỹ, quan niểm này đúng hay sai.

    TS. Đinh Văn Lượng:Đấy là quan niệm sai lầm. Để khỏe mạnh ngay lập tức phải bỏ cả 2 ngay lập tức.

  • Hải Hà (38 tuổi Hải Dương)

    Thưa ông, hiện nay người dân đã biết tới tác hại lớn của một trong những nguyên nhân vô hình có khả năng gây ung thư phổi cho những người không hút thuốc như chị em phụ nữ là việc “hút thuốc thụ động”. Ông có thể cho biết rõ hơn về tác hại của việc “hút thuốc thụ động” này không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Tác hại hút thuốc lá thụ động giống như hút thuốc chủ động. Nguy hiểm người không hút suy nghĩ không hút là không sao nên chủ quan.

  • Mai Hà (36 tuổi Hà Nội)

    Có chuyện rằng, bé 5 tuổi bị ung thư phổi. Khi đi khám thì nguyên nhân là vì bố của bé, tối nào cung vừa hút thuốc vừa ôm con trong lòng và bé đã hít khói thuốc ấy của bố nên bị vậy. Những người hút thuốc lá thụ động, tức là họ hít phải khói thuốc lá của người bên cạnh hút, thì lại gặp nguy hiểm hơn cả người hút trực tiếp? Điều này có thực không, thưa bác sĩ.

    TS. Đinh Văn Lượng:Những người hút thuốc thụ động có tác hại như hút thuốc chủ động. Nguy hiểm ở chỗ người hút thụ động lại đắc ý, chủ quan rằng mình sẽ không làm sao nên không phòng tránh. Trong trường hợp bạn hỏi thì tức là cháu bé đã hút thuốc thụ động nhưng chưa chắc thủ phạm gây ung thư phổi cho cháu bé là thuốc lá 100%, chúng ta không thể khẳng định được vì nó có nguy cơ gây bệnh cao nhất thôi.

  • Phí Phương Hoàn (28 tuổi Hải Dương)
    Thưa bác sĩ, làm cách nào để phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi này?

    TS. Đinh Văn Lượng:Như đã biết, việc hút thuốc lá chiếm 80% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi. TS Đinh Văn Lượng:Vì vậy, để phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thì ta không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Ngoài ra, chúng ta cần sống trong môi trường sạch, ăn thực phẩm sạch. Tất cả thực phẩm bẩn đều có nguy cơ gây ung thư. Chúng ta cũng cần tập thể dục để góp phần phòng tránh ung thư phổi.

  • Tuân Nguyễn Huy (Đà Nẵng)

    Tôi hút thuốc có thâm niên, nêu bỏ thuốc bao nhiêu lâu thì không cónguy cơ ung thư phổi ạ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Bạn lo lắng thế tốt nhưng tốt nhất không nên lo lắng nữa. Vì cái cần làm là bỏ thuốc lá thì bạn đã làm được rồi. Hút thuốc lá nhiều năm thì có nguy cơ cao chứ mắc bệnh ung thư phổi là do nhiều nguyên nhân. Bạn nên thoải mái vì đã bỏ được thuốc lá rồi.

  • Phương Anh (25 tuổi Hà Nội)

    Hiện nay, nồng độ bụi trong không khí rất cao. Điều này có thể dãn đến ung thư phổi hay không? Đeo các khẩu trang mua ở cửa hàng 15k-20k có đảm bảo lọc bụi hay chắn bụi?

    TS. Đinh Văn Lượng:Như tôi đã nói, ô nhiễm môi trường không khí có ở khắc mọi nơi nhưng có mức độ khác nhau, tất nhiên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe gây ung thư phổi. Còn việc bạn nói về đeo khẩu trang mua ở ngoài cửa hàng thì nếu đeo không ảnh hưởng gì thì nên sử dụng.

  • Ngọc Tú (55 tuổi Nam Định)

    Theo bác sĩ, nghề nghiệp nào có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất?

    TS. Đinh Văn Lượng:Tất cả những nghề liên quan đến thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc như tiếp xúc với chất phóng xạ nhiều đều có thể khiến tăng nguy cơ ung thư phổi. Ngay cả ngành y tế chúng tôi cũng có những nơi như phòng chụp, tia xạ, những nơi điều trị ung thư… những môi trường như vậy cũng có khả năng gây ung thư.

  • Huy Văn (45 tuổi Hải Phòng)

    Thưa bác sĩ, tôi là nam, 45 tuổi, không hút thuốc lá nhưng nghiện thuốc lào nặng (mỗi ngày tôi đều hút khoảng 15-20 điếu), khoảng 3 tháng trở lại đây tôi có triệu chứng ho dai dẳng, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, sút khoảng 3-4kg. Tôi đi khám ở bênh viện tuyến tỉnh thì được kết luận là bị lao phổi, hiện đang điều trị theo phác đồ dành cho bệnh nhân lao. Tuy nhiên 2 tuần trôi qua rồi mà bệnh không mấy thuyên giảm. Gia đình tôi muốn chuyển tôi lên bệnh viện tuyến trung ương nhưng chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị. Liệu tôi có nguy cơ bị UTP không? Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ về trường hợp của tôi. Xin cảm ơn!

    TS. Đinh Văn Lượng:Bạn không hút thuốc lá nhưng hút thuốc lào như vậy là khá nhiều đấy, theo tôi bạn nên bỏ ngay đi. Nếu bạn có nguy cơ bị ung thư phổi hay không thì bệnh viện tuyến tỉnh phải phát hiện rồi. Nếu bị lao thì bạn cứ điều trị, với thời gian điều trị 2 tuần thì có thể đỡ. Nếu bạn đang điều trị lao tức là điều trị chuyên ngành về hô hấp, tuy bạn chưa bị ung thư phổi nhưng vẫn có nguy cơ những bệnh khác như tắc nghẽn, tràn khí màng phổi… bệnh rất phức tạp.

  • Mai Thúy (34 tuổi Bắc Cạn)

    Kính gửi bác sỹ, đối với những bệnh nhân có tiền sử về bệnh phổi như bệnh Lao, viêm phổi thì khả năng dẫn tới ung thư phổi có cao không? Làm thế nào để có thể tầm soát và phòng ngừa ung thư phổi đối với những bệnh nhân từng bị tiền sử về bệnh phổi?

    TS. Đinh Văn Lượng:Với những bệnh nhân này thì khả năng dẫn tới ung thư phổi là khá cao. Và để tầm soát cũng như phòng ngừa ung thư phổi đối với những bệnh nhân từng bị tiểu sử về bệnh phổi thì không đáng ngại. Người bị bệnh nên khám định kỳ hệ thống hô hấp, phổi.

  • Khó thở, đau ngực, ho đờm: Nghĩ đến ung thư phổi

    Hải Nam (30 tuổi Hà Nội)

    Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để phát hiện mình mới chớm bị ung thư phổi? Có những dấu hiệu nào của bệnh này có thể phát hiện bằng mắt thường được không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Cảm ơn bạn vì câu hỏi hay. Ung thư phổi phải phát hiện sớm. Triệu chứng của bệnh ưng thư phổi thường có các vấn đề về hô hấp như: đau ngực ho khó thở, ho ra máu, ho đờm, sút cân…

    Phát hiện lâm sàng sớm khi chưa có triệu chứng. Tức là ta phải khám sàng lọc ung thư. Khám 1 năm định kỳ 1 lần. Nên chụp phổi 1- 6 tháng/ lần. Khi nghi ngờ tới chuyên ngành hô hấp. Tỷ lệ khỏi 70-90%. Phát hiện sớm sẽ lạc quan.

  • Minh Vương (30 tuổi Hải Dương) :
    Thưa bác sĩ nghe nói sụt cân nhanh là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi?

    TS Đinh Văn Lượng: Sút cân nhanh là dấu hiệu hay gặp ở nhiều bệnh, phổ biến ở nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Tuy nhiên việc sút cân nhanh không chắc chắn là đã bị ung thư phổi nên chúng ta cầnđi khám để đảm bảo tính chínn xác.

  • Tiến Dũng (28 tuổi Bắc Giang)

    Theo tôi được biết triệu chứng của ung thư phổi hay các loại ung thư khác chỉ biểu hiện rõ ràng khi đã ở giai đoạn cuối. Vậy có dấu hiệu nào có thể sớm phát hiện ung thư phổi?

    TS. Đinh Văn Lượng:Triệu chứng của ưng thư phổi thường rất nghèo nàn. Phát hiện sớm bằng tầm soát định kỳ. Ung thư phát hiện sớm ở vùng ngoại biên là ung thư vú. Khi ung thư phổi có triệu chứng thì thường muộn nên thường có tiên lượng xấu.

  • Minh Phương (30 tuổi Hòa Bình)

    Chào bác sĩ, bố tôi năm nay 65 tuổi, không hiểu vì lý do tuổi tác hay do ảnh hưởng của thuốc lá dù ông đã bỏ thuốc được 7 năm nay. Nhưng dạo gần đây ông ho rất nhiều, và thỉnh thoảng luôn cảm thấy tức ngực, tôi vô cùng lo lắng không biết liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi hay không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Tuổi của bố bạn cũng đã thuộc nhóm nguy cơ ung thư cao. Theo tôi, bạn nên đưa bố đi chụp phổi, hãy đến những cơ sở chuyên gia hô hấp để khám bệnh. Có thể bố bạn bị bệnh khác cũng nên nhưng nên đi khám để điều trị sớm.

  • Ung thư phổi không lây, không di truyền

    Phương Hoài (30 tuổi Hà Nội)

    Người thân của tôi mắc ung thư phổi, vậy tôi có bị lây bệnh này không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Căn bệnh ung thư không phải lây truyền bạn ạ.

  • Hiếu Thắng (33 tuổi Hà Nội)
    Mẹ bạn gái tôi bị ung thư phổi. Liệu bạn gái tôi có nguy cơ mắc bệnh này không? Bệnh ung thư phổi có yếu tố di truyền không, thưa bác sĩ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Bệnh ung thư phổi cũng giống như nhiều bệnh khác, có yếu tố di truyền nhưng bạn không nên quá lo lắng. Căn bệnh này nguy cơ lớn là do hút thuốc lá, nếu bạn gái bạn không có thói quen này thì không nên lo lắng quá làm gì, tốt nhất hãy cứ khám sức khỏe định kỳ khi chưa có triệu chứng của bệnh.

  • Đại Phi (27 tuổi Lào Cai)

    Nếu gia đình có tiền sử bệnh ung thư phổi, tôi có nên đi khám sàng lọc không thưa bác sĩ?

    TS Đinh Văn Lượng:Nếu gia đình có tiền sử bệnh ung thư phổi thì bạn cũng có chút nguy cơ nhưng không lớn lắm. Tuy nhiên, bạn nên đi khám sàng lọc 6 tháng hoặc 1 năm/ lần, chụp thường quy để nếu có bị bệnh thì phát hiện sớm.

  • Tuấn Linh (24 tuổi Bắc Kạn)

    Bạn gái tôi bị chớm ung thư phổi và đã chữa khỏi. Xin hỏi nếu chúng tôi lấy nhau thì cô ấy có thể sinh con không và con của chúng tôi có nguy cơ mắc bệnh này không?

    TS.Đinh Văn Lượng:Bạn gái bạn đã phát hiện bệnh sớm và chữa khỏi bệnh rồi nên các bạn hoàn toàn có thể lấy nhau và sinh con bình thường, không có gì đáng lo ngại cả.

  • Lưu Ly (30 tuổi Hải Phòng)

    Thưa bác sĩ, làm sao để biết sớm ung thư phổi và bệnh này có lây nhiễm trong sinh hoạt bình thường và trong quan hệ vợ chồng?

    TS. Đinh Văn Lượng:Làm sao để phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, nhất là khi chưa có triệu chứng. Ở Việt Nam có thể phát hiện sớm được, cứ 6 tháng đến 1 năm các bạn hãy đi chụp phổi 1 lần. Cơ sở y tế hiện nay sẽ có đủ điều kiện phát hiện sớm bệnh. Bệnh ung thư phổi không phải bệnh lây truyền nên không có gì đáng ngại.

  • Phụ nữ dễ bị Ung thư phổi hơn?

    Mai Lan (42 tuổi Vĩnh Phúc)

    Tôi nghe nói phụ nữ châu Á có xu hướng mắc ung thư phổi nhiều hơn phụ nữ trên thế giới, do khiếm khuyết gen EGFR và ALK. Điều này có thật không, thưa bác sĩ? Xin ông nói rõ hơn về thông tin này.

    TS. Đinh Văn Lượng:2 gen bạn vừa nói đến là đột biến có ở những bệnh nhân ung thư chứ không phải khiếm khuyết 2 gen đó thì bị ung thư. Thông tin phụ nữ châu Á có xu hướng mắc ung thư phổi nhiều hơn phụ nữ trên thế giới là có thực vì trước đây phụ nữ châu Á không hút thuốc nhưng hiện nay có xu thế hút thuốc nhiều hơn và rất dễ gây tăng ung thư là như vậy. Còn ở phương Tây, phụ nữ hút thuốc lá gần như ngang bằng với nam giới nên có lẽ nhận định phụ nữ châu Á có xu hướng mắc ung thư phổi nhiều hơn phụ nữ trên thế giới là muốn nói tới ý này.

  • Thanh Minh (24 tuổi Hà Nam)

    Kính gửi BS Đinh Văn Lượng, trước đây nói tới ung thư phổi người ta chỉ nghĩ tới nam giới nhưng hiện tại rất nhiều trường hợp bị ung thư phổi là nữ giới. Bác sỹ có thể cho biết hiện tại trong các ca mắc ung thư phổi thì bao nhiêu% rơi vào phái nữ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Hiện nay, dù tỉ lệ nữ nữ giới mắc ung thư thấp hơn nam giới nhưng vẫn rất cao.

  • Hải Hà (32 tuổi Sơn La)

    Do gần đây các số liệu thống kê về căn bệnh ung thư phổi chủ yếu ở nam giới. Liệu ung thư phổi ở nữ giới có gây tỷ lệ tử vong cao như nam giới không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Đã bị ung thư phổi thì tỉ lệ tử vong như nhau. Chỉ là nếu bạn có điều kiện phát hiện bệnh sớm thì sẽ có cơ hội chữa khỏi cao hơn thôi. Còn về bản chất bệnh và diễn tiến bệnh thì như nhau, không khác biệt gì cả.

  • Thành Trung (52 tuổi Hải Phòng)

    Kính thưa TS Đinh Văn Lượng, bệnh ung thư phổi hiện nay dường như đã vượt qua giới hạn độ tuổi và giới tính khi rất nhiều người phụ nữ trẻ cũng có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này mà không biết nguyên nhân cũng như phòng tránh và phát hiện sớm như trường hợp của chiến sỹ công an Đậu Huyền Trâm thật xót xa. Xin ông cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh này ở phụ nữ trẻ là gì? Cách phát hiện những dấu hiệu sớm nhất của bệnh này ở phụ nữ là gì?

    TS. Đinh Văn Lượng:Như tôi đã nói, bênh ung thư phổi có thể diễn ra với bất cứ ai, bất cứ nhóm tuổi nào, mọi lứa tuổi, mọi giới đều có thể bị. Nhiều trường hợp phụ nữ trẻ bị bệnh không liên quan đến thuốc lá nhưng có thể do những nguyên nhân khác như ăn uống, thực phẩm, môi trường, di truyền, do cơ địa của mình nếu có bất thường về gene thì có thể bị ung thư. Chỉ là tỷ lệ không cao thôi.

  • Thu Sáu (30 tuổi Sơn Tây)

    Ung thư phổi xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi nào, giới tính nào?

    TS. Đinh Văn Lượng:Ung thư phổi xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi trên 55 và ở nam giới nhiều hơn.

  • Bị Ung thư phổi nên duy trì thể dục và sex

    Hoàng Minh (30 tuổi Hải Phòng)
    Chào bác sĩ, cháu giờ đây đang rất băn khoăn và lo lắng. Vợ cháu đang có bầu tháng thứ hai, còn cháu vừa phát hiện bị ung thư phổi và bắt đầu phải truyền hóa chất. Liệu chúng cháu quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến em bé và vợ cháu không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Câu hỏi hay. Vợ đã có bầu tháng thứ 2 bản chất bận không lây. Duy trì sinh hoạt bình thường.

  • Hoài Triều (25 tuổi Lào Cai)

    Đang điều trị ung thư phổi thì có nên tập thể dục không thưa bác sĩ? Với người bình thường, tập thể dục thường xuyên có làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Nếu đang bị ung thư phổi mà tập được thể dục thì sẽ rất tốt, vì sẽ làm tăng sức khỏe toàn thân. Trong phương pháp điều trị, phương pháp miễn dịch rất quan trọng, tức là nếu cơ thể của bạn tốt, tinh thần tốt, khỏe khắn thì sẽ góp phần điều trị bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn.

  • Tuấn Anh (23 tuổi Hải Dương)

    Để phòng ngừa UTP, ngoài không hút thuốc lá thì cần phải làm những gì thưa bác sĩ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Ung thư phổi nằm ở đường hô hấp nên những yếu tố như không khí, môi trường liên quan rất nhiều. Ngoài việc không hút thuốc lá, thuốc lào thì cần một chế độ thực phẩm sạch, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, uống nhiều sinh tố để nâng cao miễn dịch, tránh môi trường ô nhiễm cũng như tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

  • Thịt, đậu nành nguy hiểm với người Ung thư phổi?

    Cúc Phạm (49 tuổi Hà Nam)

    Hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư phổi, như kiêng ăn, thậm chí kiêng tuyệt đối thịt, rau có màu đỏ để hạn chế ung thư phát triển… Điều này có đúng không thưa bác sĩ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Điều này là không đúng. Điều trị ung thư đẩy lùi bệnh thì ăn uống phải tốt.

  • Linh Anh (29 tuổi Hà Nội)

    Thưa bác sĩ, khi bị ung thư phổi, ăn uống đầy đủ có làm cho khối u càng phát triển nhanh hơn phải không? Hiện có những loại thức ăn riêng biệt nào an toàn dành riêng các bệnh nhân ung thư đang điều trị không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Theo tôi, bệnh ung thư nói chung và cả ung thư phổi nói riêng thì việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Thức ăn dinh dưỡng tốt sẽ làm hệ thống miễn dịch tốt hơn, nhất là ung thư giai đoạn cuối, gây suy nhược cơ thể thì càng phải ăn uống dinh dưỡng. Còn việc khối u to hay không là do tiến triển của bệnh.

    Không có thức ăn chuyên biệt, ăn uống hợp lý phối hợp với các phương pháp điều điều trị thì đấy là cách điều trị tốt cho ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng.

  • Hào Cảnh (40 tuổi Lạng Sơn)

    Bị ung thư phổi và các bệnh ung thư nói chung thì không được ăn các sản phẩm làm từ đậu nành phải không thưa bác sĩ?

    TS. Đinh Văn Lượng: Tôi cho điều này là không đúng. Ung thư phổi cần phối hợp nhiều phương pháp để điều trị nên cần xây dựng quá trình điều trị tốt và sản phẩm làm từ đậu nành cũng rất tốt cho sức khỏe, không cần kiêng khem.

  • Phi Vũ (25 tuổi Lạng Sơn)
    Tôi nghe nói trên thế giới có một cách trì hoãn tiến trình phát triển bệnh ung thư, đó là chỉ ăn rau củ organic. Có đúng không thưa bác sĩ và nếu đúng thì chế độ ăn đó cụ thể là như thế nào?

    TS. Đinh Văn Lượng:Phương pháp chữa ung thư được thừa nhận: phẫu thuật là tốt nhất. Sau đó tùy theo giai đoạn sẽ được chỉ định điều trị điều trị hóa trị, xạ trị, trúng đích.

    Phương pháp đó tôi cho là chưa chính thống, không nên quá coi trọng, nhất là chưa phổ biến trong đại trà. Chỉ nên điều trị kết hợp.

  • Mai Lan (32 tuổi Nam Định)

    Có phải một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư thưa bác sĩ?

    TS. Đinh Văn Lượng:Nếu ăn nhiều chất xơ, vitamin sẽ giúp hệ thống tiêu hóa tốt hơn. Nhóm thức ăn này có lợi cho sức khỏe nên chúng ta nên ăn nhiều.

  • Diễm Hằng (28 tuổi Bắc Ninh)

    Các loại thực phẩm nào có thể ngừa ung thư phổi tốt nhất?

    TS. Đinh Văn Lượng:Những thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả, những loại đồ ăn giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch sẽ góp phần chống ung thư. Phải tránh thực phẩm bẩn, phải ăn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc.

  • Thu Trang (26 tuổi Hòa Bình)

    Thưa bác sĩ, hiện nay thường có những quan niệm sai lầm nào trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư?

    TS. Đinh Văn Lượng: Ung thư có 5 phương pháp điều trị chính thống được công nhận như tôi đã từng nói. Như tôi nói tùy theo chỉ định và giai đoạn áp dựng các phương pháp và chế độ dinh dưỡng ổn định khả năng khỏi bệnh sẽ cao.

  • Bích Phượng (26 tuổi Hà Nội)

    Bệnh nhân ung thư có nên uống các loại multivitamin không thưa bác sĩ? Theo bác sĩ, vitamin nào thừa thì bất lợi cho bệnh nhân ung thư?

    TS. Đinh Văn Lượng:Nếu bệnh nhân uống nhiều sinh tố, đa vitamin thì rất tốt, sẽ giúp hệ miễn dịch tốt hơn, không có gì bất lợi cả.

  • Xét nghiệm nào giúp phát hiện Ung thư phổi?

    Hoài Anh (29 tuổi Lào Cai)

    Xin bác sĩ cho biết hiện nay có những loại xét nghiệm nào giúp tầm soát ung thư phổi? Hiện chi phí cho các xét nghiệm này có cao không và có thể thực hiện ở những tuyến viện nào?

    TS. Đinh Văn Lượng: Xét nghiệm tầm soát bằng cách chụp phim phổi. Nếu bác sĩ có chuyên môn, có thể phát hiện tổn thương nhỏ. Chụp phim phổi có thể thực hiện ở tuyến huyện.

    Chụp cắt lớp mỏng phải tới bệnh viện lớn. Xét nghiện sinh hóa về máu.

    Chụp phim phổi từ 6 tháng -1 năm/ lần.

  • Nguyễn Thị Giang (29 tuổi số 15, ngõ 341, ngách 79 xuân phương, từ liêm, hà nội)

    Làm sao để biết mình mắc ung thư phổi ngoài việc tầm soát (tầm soát giá khá cao, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện làm). Cảm ơn bác sĩ

    TS. Đinh Văn Lượng:Như tôi đã nói, tầm soát ung thư phổi có thể bằng cách đi chụp phổi, có các chuyên gia đầu cấp xem thì sẽ phát hiện sớm bệnh. Có những cách khác như chụp cắt lớp liều thấp, soi phế quản, xét nghiệm đờm… để phát hiện ung thư sớm, tuy nó tốn kém thật nhưng có thể biết bệnh sớm. Tuy nhiên, bạn có thể chụp phổi thường xuyên, không tốn kém lắm và có thể phát hiện bệnh sớm.

  • Bắc (35 tuổi Thái Bình)

    Làm thế nào để phát hiện ung thư phổi sớm nhất mà không bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác?

    TS. Đinh Văn Lượng:Câu hỏi sâu về chuyên môn. Ung thư phổi ở giai đoạn sớm dễ bị lẫn với nhiều bệnh như lao, viêm phổi mãn tĩnh.

    Để phát hiện sớm phải thông qua những xét nghiệm và chụp phổi, sinh tiết, nội soi phế quản…

  • KHÁM BỆNH ONLINE

    Mộc Trà (45 tuổi Lai Châu)

    Tôi có người nhà bị ung thư phổi di căn, bệnh viện cho khuyên chạy hoá trị ung thư, nhưng do điều kiện kinh tế nên người nhà tôi không muốn chạy hóa trị, có người quen mách về uống thuốc nam, kết hợp với tập thể dục để điều trị ung thư. Xin hỏi bác sĩ liệu việc điều trị về bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Nếu bác sĩ đã khuyên điều trị hóa trị thì nên thực hiện theo là tốt nhất.

  • Đoàn Minh Châu (Đà Nẵng)

    Cho em hỏi, ba em bị ung thư phổi giai đoạn 4, đang điều trị bằng tarceva đã được 1 năm và chưa kháng thuốc, em nghe nói là có thuốc sau khi tarceva kháng thuốc là thuốc thế hệ thứ 2 thì không biết Việt nam có chưa, nếu chưa có thì xin hỏi bác sĩ em phải đi điều trị ở nước nào để có được loại thuốc này, bên singapore thì thế nào thưa bác sĩ? Cám ơn bác .

    TS. Đinh Văn Lượng:Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng trên thế giới có loại thuốc gì thì ở Việt Nam có loại thuốc đó nên bạn không cần phải đưa bố bạn sang Singapore điều trị để bớt chi phí cũng như gánh nặng cho gia đình.

  • Nam Phong (26 tuổi Hà Giang)

    Chào bác sỹ, năm nay tôi 26 tuổi, tôi hay bị hụt hơi, tức ngực, khó thở khi cảm thấy đói hoặc căng thẳng. Vài tuần nay thì tôi thường phải ho đẩy hơi bị hụt ra ngoài. Đi khám bệnh viện thì tôi nhận được kết quả bị viêm dạ dày, chụp X-quang thì phổi vẫn bình thường. Tôi xem ti vi thì được biết một trong số triệu chứng sớm nhận biết của ung thư phổi là ho dai dẳng, tức ngực, khó thở. Liệu tôi có bị ung thư phổi không? Và chụp X-quang có phát hiện được căn bệnh này không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Bệnh ung thư phổi có thể được phát hiện ngay tại những bệnh viện tuyến đầu. Bạn đã được chụp phổi và sàng lọc như vậy rồi thì nếu bị bệnh cũng đã có thể phát hiện được. Cơ y tế bạn khám chưa nói là bạn bị ung thư phổi thì bạn có thể yên tâm là bạn chưa bị mắc ung thư phổi.

  • Huỳnh ThịNgọc Thảo(40 tuổi 4324/7 Nguyễn Cửu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân TP.HCM)

    Xin hỏi Bác sĩ. Tháng này tôi có triệu chứng ho kéo dài 22 ngày ( các tháng trước 7 ngày là hết )khan tiếng , hay đau họng, khó thở, đàm nhiều ( lúc trắng, lúc vàng) , chụp XQ Bác sĩ bảo phổi còn trắng lắm chưa thấy gì, đi khám, uống thuốc và đến nay đã hết ho. Như vậy tôi có phải tầm soát ung thư phổi không ? Vì tôi thấy các triệu chứng trên giống ung thư phổi. Mong Bác sĩ cho tôi lời khuyên

    TS. Đinh Văn Lượng:Bệnh của bạn đã đến chụp phim, chuyên gia hô hấp đang khám họ sẽ phát hiện ra. Bác sĩ nói không sao thì bạn không phải lo lắng tới bệnh lý ung thư phổi.

  • Lê Hạnh (43 tuổi Vĩnh Phúc)

    Tôi bị ung thư phổi và bác sĩ chỉ định cho điều trị tia xạ. Tôi nghe nói điều trị hóa chất và tia xạ rất mệt và có nhiều tác dụng phụ. Vậy đó là những tác dụng phụ gì? Có cách nào hạn chế những tác dụng phụ đó không?

    TS. Đinh Văn Lượng:Bạn đã được bác sĩ giải thích như vậy là đúng. Điều trị hóa chất tia xạ có những tác dụng phụ như rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu… nhưng những tác dụng phụ này đều có thể khắc phục được. Bạn có thể ăn thức ăn nhẹ hấp thu dễ, rụng tóc thì ăn uống theo chế độ của người điều trị hóa chất, thiếu máu sẽ có thuốc tăng kích hoạt cho chống thiếu máu hoặc truyền máu. Nên lạc quan, nếu hết đợt, lùi bệnh rồi thì cơ thể sẽ trở lại bình thường.

  • Quang Thắng (47 tuổi Lào Cai)

    Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi tử vong rất lớn ở Việt Nam. Theo bác sỹ, nước ta có yếu tố nào làm ra tăng bệnh này.

    TS. Đinh Văn Lượng:Chúng ta nên hiểu đúng bản chất, không phải ở Việt Nam mà ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản thì tỷ lệ người mắc ung thư phổi cũng rất lớn. Ở Mỹ, tỷ lệ này chiếm ¼ dân số, tương đương với 15,16 nghìn người bị ung thư phổi. Ở Việt Nam gần đây tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi gia tăng có lẽ là do chúng ta phát hiện ra nhiều hơn mà thôi. Theo thống kê, số lượng người bị ung thư ở Việt Nam là trên dưới 20 nghìn người. Và yếu tố như môi trường ô nhiễm, không khí bẩn, số lượng người hút thuốc lá tăng lên đã góp phần làm gia tăng bệnh này.

    Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên nhiều thắc mắc của bạn đọc chưa được TS. Đinh văn Lượng giải đáp. Chúng tôi đã chuyển các câu hỏi còn lại đến hộp thư của Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia để trả lời sau. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

13 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

13 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago