Thế kỷ 21, bạn gái nào ngực nhỏ, thậm chí “trước sau như một” cũng có thể sở hữu đôi “bồng đào màu mỡ” nhờ phẫu thuật nâng ngực. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực, nâng ngực còn gặp nhiều biện chứng, nguy cơ, đáng nói nhất là căn bệnh ung thư vú.
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA cho biết số ca cấy ngực liên quan tới ung thư vú đã tăng 15% trong 5 năm qua khi ngày càng nhiều nghiên cứu về nguyên nhân này được thực hiện.
Nghiên cứu của trường Cao đẳng Y tế Penn State vào tháng 10/2017 cho thấy, hầu hết các trường hợp được báo cáo là ở những phụ nữ đã được nâng ngực. Tương tự, FDA cảnh báo gia tăng số lượng ca cấy ghép ngực liên quan với ung thư biểu mô tế bào lớn BIA-ALCL – 1 dạng ung thư thường tìm thấy ở các mô sẹo và túi ngực dạng nhám và nó có thể di căn sang các bộ phận khác.
Thống kê cho thấy, khoảng 450,000 phụ nữ ở Mỹ nâng ngực mỗi năm và tỉ lệ mắc ung thư do cấy ngực từ 1/30.000 trường hợp đến 1/4.000.
Để khuyến cáo người dân cần thận trọng khi chọn phương pháp nâng ngực, FDA đã bắt đầu công khai số trường hợp ung thư tại Mỹ và các quốc gia khác vào năm 2011 khi họ xác định được mối liên quan giữa nâng ngực và ung thư. Năm 2017, số ca ung thư sau nâng ngực đã tăng từ 359 ca lên 414 ca với số trường hợp tử vong là 9.
Cũng trong năm 2017, FDA đã ngừng gọi lymphoma là bệnh “hiếm” vì cho rằng sự gia tăng của bệnh này là do nhận thức và chẩn đoán sớm tăng lên. Khi phát hiện sớm, u lymphoma có thể chữa khỏi bằng cách loại bỏ mô sẹo quanh nó và trong 1 số trường hợp nặng sẽ phải phẫu thuật và xạ trị.
Biểu hiện chính của dạng ung thư này là sưng nề quanh túi nâng ngực, thường gặp sau từ 2 đến 28 năm nâng ngực. Tuy nhiên, FDA cho biết đối với những phụ nữ không có triệu chứng này thì không cần thiết phải đi khám sàng lọc hay tháo túi nâng.
Tương tự, nghiên cứu của bang Penn cho thấy hầu hết các trường hợp được báo cáo là ở những phụ nữ đã nâng ngực bằng túi nhám. Thập niên 90, túi ngực dạng nhám bắt đầu phổ biến và bệnh nhân thường chọn loại túi này do bề mặt chúng bám chặt vào các mô xung quanh, giữ cố định tốt hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng lớp phủ túi nâng ngực có thể gây ra tình trạng viêm xung quanh các mô dẫn tới ung thư.
Ngoài ra, lý do khác cũng được lý giải là các túi dạng nhám có thể có vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn tới ung thư. Tuy vậy, báo cáo của FDA đề cập đến sự gia tăng của lymphoma ở các túi ngực nhám nhưng chưa đủ bằng chứng để khẳng định đây là nguyên nhân trực tiếp.
Được biết trước đó vào năm 2015, cơ quan sức khỏe Pháp đã đưa ra đề xuất cảnh báo nguy cơ sức khỏe đối với tất cả các loại túi nâng ngực sau khi Viện Ung thư quốc gia nước này tuyên bố: “Có mối liên quan rõ ràng giữa nâng ngực và bệnh BIA-ALCL”.
Theo đánh giá của WHO, kết luận khoa học trên là vấn đề vô cùng quan trọng để phái nữ cân nhắc, lựa chọn phương pháp làm gia tăng vòng 1 (mặc áo độn ngực hay thực hiện phẫu thuật nâng ngực) để vừa đảm bảo sức khỏe vừa đảm bảo thẩm mỹ.
Gia tăng bệnh nhân ung thư vú do nâng ngực
Theo DM & Dantri.com.vn
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…