Thời Minh Thanh, khi Hoàng Thượng lên triều tại Điện Thái Hòa, các quần thần phủ phục trên bậc thềm vàng hô “Hoàng Thượng vạn tuế”. Chỗ thềm vàng này được lát bằng một loại gạch gọi là “gạch vàng”. Mặc dù, gạch lát trong Tử Cấm Thành không phải làm từ vàng, nhưng cũng không phải là gạch bình thường mà là một loại gạch mà bề mặt bên trên sáng loáng như ngọc. Loại gạch này khi đi lên không bị trơn trượt mà cũng không bị ráp hay sần sùi.
Mấy năm gần đây, “gạch vàng” này đã nhiều lần xuất hiện trong các cuộc đấu giá. Mấy năm trước, một cặp “gạch vàng” được sản xuất trong “Ngự Diêu” (Tạm dịch: Lò gạch của vua) thuộc triều nhà Minh, thời vua Vĩnh Lạc đã được bán với giá hơn 800.000 tệ (khoảng 2.8 tỷ VNĐ). Vậy vì sao “gạch vàng” này lại quý giá đến như vậy?
(Ảnh: NTDTV)
Trong Điện Thái Hòa của Tử Cấm Thành, nền nhà được lát bằng “gạch vàng”. “Gạch vàng” này trên thực tế là những viên gạch có chiều dài khoảng 0.73m, 0.66m, 0.56m. Loại gạch này ban đầu có tên là Kinh Chuyên (Tức là: loại vật liệu chuyên dùng cho hoàng cung). Loại gạch này được chế tác rất tỉ mỉ, viên gạch mịn, kết cấu đặc, khi gõ lên viên gạch sẽ nghe thấy âm thanh của vàng và tuyệt đối không bị lỗ hổng.
Ngoài ra, chữ “kinh” (đọc là “jing”) cũng gần giống với chữ “kim” (đọc là “jin”, nghĩa là vàng), vì vậy chữ Kinh này dần dần cải thành chữ Kim, do đó loại gạch này cuối cùng có tên là “Gạch vàng”. Giá trị của viên gạch này thể hiện ở quy trình chế tạo phức tạp để làm ra nó tại lò gạch Tô Châu. Từng khâu, từng công đoạn để làm ra nó đều được coi trọng ở mức cao nhất. Toàn bộ thời gian để làm ra viên gạch này phải mất đến 2 năm. Cho nên câu nói: “Một lượng vàng một viên gạch” cũng từ đây mà ra.
Nền Điện Thái Hòa trong Cố Cung được lát bằng “gạch vàng” (Ảnh: NTDTV)
Khi Tử Cấm Thành bắt đầu được kiến tạo, những lò gạch tại Tô Châu đã được công bộ để mắt tới và lựa chọn bởi vì chất lượng gạch ở đây rất tốt. Đồng thời cũng nhận được sự khen ngợi của của vua Vĩnh Lạc và vị vua này đã ban cho lò gạch Tô Châu một cái tên là “Ngự Diêu”. Có tư liệu ghi lại, vào năm Quang Tự thứ 34 đời nhà Thanh, tại Tô Châu có 24 lò gạch khác nhau và có thông tin cho rằng, “gạch vàng” cũng được làm vào năm này.
Ảnh điện Thái Hòa (Ảnh: NTDTV)
Điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa thuộc Tử Cấm Thành đều có nền được lát bằng gạch do “Ngự Diêu” sản xuất ra. Trên bề mặt của những viên gạch này còn được khắc dấu của phủ Tô Châu và ghi niên hiệu của thời vua Vĩnh Lạc, vua Chính Đức, vua Càn Long. Trong Tử Cấm Thành loại gạch này cũng được lát hạn chế, chỉ tập trung ở ba tuyến đường phía đông, chính giữa, phía tây.
Quy trình làm gạch
Năm đó lúc thợ thủ công chế tác ra loại gạch này, đầu tiên họ phải chọn đất, đất phải kết dính, sánh và không bị rời rạc, không cát. Sau khi chọn xong đất, họ sẽ tiến hành loại bỏ đi những tạp chất và những bọt khí trong đó để tạo ra một loại đất mịn, dẻo, chất lượng tốt.
Sau đó, họ đem đất này tạo thành một loại bùn và bắt đầu cho vào khuôn đóng. Khi cho vào khuôn và được ép ván ở mặt trên và mặt dưới, hai người sẽ giẫm lên trên tấm ván của khuôn đến khi nào bùn trong khuôn đặc mới thôi. Xong công đoạn đóng khuôn, gạch được đem ra phơi khô trong vòng 7 tháng rồi mới cho vào lò đốt.
Khi đốt gạch, phải dùng trấu, rơm rạ hun một tháng, để loại bỏ hơi ẩm. Sau đó dùng củi chẻ đốt một tháng, rồi lại dùng củi không chẻ đốt một tháng nữa. Sau cùng, dùng cành thông đốt tiếp 40 ngày, mới có thể ra lò. Sau khi gạch ra lò còn phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Nếu như trong một số lượng gạch nhất định mà có 6 viên không đạt tiêu chuẩn “gõ có âm thanh của vàng nén, không có lỗ hổng” thì cả số lượng gạch đó coi như phế phẩm và phải một lần nữa chế tác lại. Cứ như vậy, từ bùn đất đến “gạch vàng” phải mất khoảng 2 năm.
Gạch vàng đặt trên bàn kệ gỗ lim (Ảnh: NTDTV)
Ngoài quá trình đốt gạch ra, thì khâu vận chuyển, bảo quản đều được quản lý nghiêm ngặt, không được để mất hoặc tráo đổi gạch giả. “Gạch vàng”này có độ dày lớn, tính thấm nước cao, nên bề mặt của gạch lạnh, vào mùa hè rất mát. Sau này, không ít văn nhân, đã dùng “gạch vàng” này để trang trí nhà cửa, dùng làm chỗ luyện thư pháp hoặc chế thành chỗ đánh cờ, uống trà.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Nguồn: ĐKN
Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực…
Hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo được trồng làm cây cảnh trong vườn…
Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…
Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…
Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…