Một tuần được mổ bắt con trong , chị Đậu Thị Huyền Trâm vẫn đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội).
Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Thuấn cho hay: “Bệnh nhân Trâm vào viện khi bệnh ung thư phổi đã đến giai đoạn muộn. Tế bào ung thư đã ăn tràn toàn thân. Hạch dày đặc quanh cổ, phổi, di căn gan, thậm chí cả tim. Việc điều trị nhằm mục đích kéo thời gian càng dài càng tốt”.
Theo phó giáo sư Thuấn, mục tiêu hiện nay là chăm sóc cho cháu bé một cách tốt nhất, đồng thời chăm sóc, điều trị cho sản phụ,chủ yếu bổ sung dinh dưỡng, để cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân, bất kể tình hình bệnh nhân có khả quan hay không.
Bác sĩ Trần Đức Thọ – Phó Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện K – người trực tiếp điều trị cho chị Trâm cho hay, hiện sức khỏe chị có tiến triển, các chỉ số sinh tồn đã có cải thiện rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, đối với một bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, nhất là với một ca bệnh đặc biệt như thế này, việc tiến triển cũng như suy yếu khá thất thường. Bệnh nhân Trâm hiện có một nền bệnh rất yếu.“Ngay cả với cháu bé, dù tiến triển, phải qua 30 ngày hoặc ít nhất là 15 ngày mới có thể khẳng định chắc chắn. Hiện cháu bé mới được một tuần, còn quá sớm để phán đoán”, BS Thọ cho hay.
Trước đó, chị Trâm phát hiện có hạch ở cổ khi mang thai tuần thứ 11. Chị đi khám 2 lần nhưng bác sĩ chưa khẳng định. Đến tuần thứ 19, tại đến Bệnh viện K Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán thai phụ đã bị ung thư phổi giai đoạn muộn, di căn hạch cổ, gan. Để bảo vệ con, sản phụ này đã từ chối các phương pháp điều trị.
Ngày 24/6, ở tuần thai thứ 25, chị nhập viện trong tình trạng hạch dày đặc 2 bên cổ, kích thước 1 cm. Bệnh đã tiến triển rất nặng, hạch to, tràn dịch màng phổi, gây khó thở.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Một tuần sau khi điều trị, thai phụ có biểu hiện khó thở tăng. Ngay lập tức, chị được chuyển lên khoa Gây mê Hồi sức và được hỗ trợ thở oxy, dinh dưỡng.
Tuy nhiên, đến tuần thai thứ 29, nhận thấy sức chịu đựng của bệnh nhân đã đến giới hạn, có biểu hiện suy hô hấp tăng dần, không thể cố hơn, để lâu sẽ nguy hiểm tính mạng của hai mẹ con, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương hỗ trợ mổ lấy thai vào ngày 10/7. Bé trai chào đời nặng 1,2 kg và được chuyển ngay sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương để chăm sóc và điều trị.
Hà Quyên
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…