Bạn có thể đuổi sạch kiến ba khoang ra khỏi nhà mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
>>Cách chăm bé khi bị bệnh không cần dùng kháng sinh, mẹ lưu lại khi cần
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis,
thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có
thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu
sắc khác nhau, nhìn giống con kiến.
Kiến ba khoang rất độc.
TS Nguyễn Xuân Quang, trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh
trùng-Côn trùng Quy Nhơn cho biết, trên cơ thể của kiến ba khoang có
chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần nọc
rắn hổ nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ để
gây chết người như nọc rắn. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã
chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại.
Mẹo đuổi kiến ba khoang ra khỏi nhà
Bạn đóng cửa khi trời tối để ngăn kiến ba khoang vào nhà.
Khi trời tối, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ để ngăn kiến ba khoang bay vào nhà.
Buông rèm cửa để che ánh sáng đèn thu hút kiến ba khoang hoặc bật đèn ngoài ban công để thu hút chúng ra ngoài.
Ngủ trong màn chống muỗi.
Dọn sạch các bụi cây quanh nhà và đảm bảo vệ sinh cũng như giữ cho nhà cửa được thoáng mát.
Có thể dùng bẫy kiến ba khoang bằng cách
dùng ánh sáng mạnh thu hút chúng đến một vị trí cố định nào đó, phía
dưới đặt chậu nước hoặc dùng băng dính bắt kiến.
Kiến ba khoang không gây ra bệnh nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều bệnh phiền toái
Có thể dùng một số cây có tác dụng đuổi côn trùng bằng cách trồng sả, dạ hương quanh khu vực sinh sống.
Kiểm tra giường chiếu và trần nhà thật kỹ trước khi ngủ.
Cách xử lý đúng khi bị kiến ba khoang đốt
Trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có
chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Một số người
khi bị kiến ba khoang đốt chỉ nổi những vết mụn nước nhỏ, hơi ngứa,
không thành phỏng nước, phỏng mủ. Trong khi một số khác, vết đốt lại
phỏng mủ lan rộng khiến người bệnh sưng đau, sốt, bạch cầu tăng cao…
Khi thấy kiến đậu vào da thì không nên đập hoặc giết chúng mà hãy thổi chúng đi, tránh cho pederin lây rộng ra các vùng da khác.
Dùng nước muối sinh lý trung hòa chất
độc của kiến (ngày 3-4 lần) ngay khi có dấu hiệu nổi mụn nước nhỏ. Sau
đó bôi các thuốc làm dịu da như hồ tetra-pred. Đối với trẻ em thì tốt
nhất là cho ngay chỗ bị đốt vào dưới vòi nước chảy để loại bỏ bớt nọc
độc rồi bôi thuốc làm dịu da. Khi các mụn nước khô thì bôi kem kháng
sinh hoặc corticoid.
Nếu da bị phồng rộp, sứng tấy thì rửa
vết thương bằng thuốc tím rồi bôi các loại thuốc như Korcin; Betnovate;
Betnovate-GM; Gentrisone…
Nếu bị nhiều con kiến đốt một lúc khiến
tình trạng nghiêm trọng thậm chí có lở loét, hoặc sau khi đã thực hiện
các bước sơ cứu như trên mà các triệu chứng không giảm mà lan rộng,
nhiễm trùng toàn thân thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu càng
sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.
TheoKhoevadep
Nguồn: TTOnline
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…