Categories: Tin tức

Đừng để bé bị nổi mụn nước quanh miệng chỉ vì mẹ sử dụng khăn không đúng cách

Vì tiện dụng, các bậc phụ huynh thường hay sử dụng giấy ướt lau mặt và vùng kín cho con. Trong thực tế, giấy ướt nguy hiểm hơn chúng ta vẫn tưởng tượng. Đã có trường hợp một em bé phát ban, dù đã sử dụng cả kháng sinh và steroid, bác sĩ vẫn không chữa khỏi phát ban cho bé gái này. Nhưng chỉ khi mẹ bé được yêu cầu không sử dụng giấy ướt để vệ sinh cho con, bệnh lại khỏi.

▼ Theo NBC, Phó Giáo sư Y khoa, Đại học Connecticut Mary Wu Chan đã nghiên cứu và đưa ra kết luận trong khăn giấy có chứa chất methylisothiazolinone (MI). Chất này có thể gây dị ứng, ngứa, phát ban ở trẻ nhỏ và cả người lớn.

Bà đã từng điều trị cho 6 bệnh nhân nhi bị phát ban nghiêm trọng. Trường hợp đầu tiên là một bé gái 8 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt và vùng mông. Cô bé được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và steroid, nhưng sau đó các vết phát ban lại xuất hiện. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng, bé gái có thể bị dị ứng với chất MI. Khi được hỏi đã sử dụng loại khăn nào để vệ sinh mặt mũi và vùng mông cho bé, phụ huynh cho biết đã sử dụng giấy ướt.

Bà chợt nhớ lại trường hợp của một người đàn ông ở Bỉ bị dị ứng với chất MI trong giấy ướt trẻ em. Ngay lập tức, bà liền kiểm tra phản ứng dị ứng của bé gái với hóa chất này và thu được kết quả là dương tính. Thật ngạc nhiên, sau khi mẹ bé ngưng dùng giấy ướt lau cho con gái, các mụn mẩn đỏ đã biến mất.

▼ Gần 2 năm tiếp theo, 5 đứa trẻ có triệu chứng tương tự được đưa tới điều trị tại trung tâm y tế của Trường. Hầu hết, khi được hỏi về loại khăn vệ sinh hàng ngày cho bé, câu trả lời chung của các bậc phụ huynh đều là khăn ướt. Sau khi các bác sĩ khuyên không nên sử dụng chúng một thời gian, các vết phát ban trên cơ thể trẻ đã tự biến mất.

Theo tiến sĩ Robin Gehris thuộc Bệnh viện Trường Đại học Pittsburgh (Mỹ), số trẻ em bị dị ứng chất MI đang tăng lên. Ông cho rằng nguyên nhân có thể là các hãng sản xuất đã tăng lượng hóa chất bảo quản trong sản phẩm giấy ướt trẻ em.

▼ Theo các nhà phân tích thị trường Euromonitor, ở Anh, từ lúc sinh ra cho đến lên 3 tuổi, mỗi em bé thường được sử dụng khoảng 1.500-2.250 tờ giấy ướt. Các chuyên gia hóa mỹ phẩm cho biết tỷ lệ dị ứng trong mỹ phẩm cho phép là 1-2% nhưng với MI, con số này đã lên tới 10%.

Video:

Hiệp hội da liễu Anh đã dành riêng một hội nghị để thảo luận về MI và thuyết phục các ngành công nghiệp mỹ phẩm châu Âu loại bỏ chất này ra khỏi các sản phẩm. Năm 2013, Hiệp hội viêm da tiếp xúc Mỹ cũng công nhận MI là “chất gây dị ứng của năm”.

Phó giáo sư Mary Wu Chan khuyên các bậc phụ huynh không nên sử dụng giấy ướt để lau cho con trẻ. Các chuyên gia cũng gợi ý rằng để tránh những rủi ro này, khi lựa chọn giấy ướt hoặc tã cho con cha mẹ nên lựa những sản phẩm không chứa chất MI, hoặc tốt nhất không xài cho đến khi biết rõ thành phần.

Giấy ướt rất thuận tiện, nhưng những nguy hại về sức khỏe mà nó mang lại rất nghiêm trọng. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng nước và xà phòng dành cho trẻ em, để giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này tới những người thân, bạn bè và cùng nhau trở thành những bậc phụ huynh, người tiêu dùng thông minh các bạn nhé.

Hải Yến

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

9 hours ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

15 hours ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 week ago