Phục hồi chức năng

Điều trị bằng sóng xung kích theo BYT

Chống chỉ định, tai biến và xử trí điều trị bằng sóng xung kích  

Sóng xung kích tác động vào các điểm đau khu trú nhằm mục đích giảm đau và kích thích. Liệu pháp sóng xung kích là một giải pháp không xâm lấn mới để điều trị đau. Liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể thường được dùng trong vật lý trị liệu, chấn thương chỉnh hình và y học thể thao. Những ứng dụng thường gặp là rối loạn dây chằng gân mãn tính, đau lưng cổ. Những chỉ định thường gặp bao gồm: đau vai, viêm mỏm trên lồi cầu, đau lưng, đau gân gót, viêm gân bánh chè và các điểm đau. Điều trị bằng sóng xung kích là kỹ thuật ứng dụng sóng cơ học tạo ra bởi luồng khí nén xung lực cao (từ 1,5 đến 4 bar) ngoài mục đích giảm đau còn kích thích quá trình lành tổn thương cục bộ.

Tác dụng sinh học của sóng xung kích

– Kích thích quá trình sửa chữa và tái tạo mô:

+ Tăng cường sản xuất collagen tạo thuận lợi cho quá trình sửa chữa các cấu trúc bị hư hỏng của hệ cơ xương và dây chằng

+ Cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn: Sóng xung kích cải thiện quá trình tái tạo mạch máu, hình thành mạch máu mới, cải thiện tình trạng cấp máu tại khu vực tổn thương tạo thuận lợi cho quá trình tái tạo lại mô.

+ Giảm đau do căng cơ, ức chế sự co thắt, tăng cường phân tái chất P (chất trung gian dẫn truyền đau).

+ Phục hồi vận động do làm tan sự vôi hóa của các nguyên bào sợi.

Chỉ định điều trị bằng sóng xung kích    

– Đau cân, gân chi thể.

– Đau cơ khớp không do chấn thương cấp, viêm cấp.

Chống chỉ định điều trị bằng sóng xung kích    

– Dạng chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu.

– Chân thương cấp.

– Khối u ác tính.

– Trực tiếp lên đầu xương trẻ em, gây xư hoặc nghi ngờ gẫy xương, thai nhi.

Chuẩn bị điều trị

+  Người thực hiện Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

+  Phương tiện:

* Máy điều trị sóng xung kích cùng các phụ kiện:

– Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy

– Chọn các thông số kỹ thuật và các phụ kiện theo chỉ định

+  Người bệnh

– Giải thích cho người bệnh

– Tư thế người bệnh thoái mái. (nằm hoặc ngồi).

– Kiểm tra và bộc lộ vùng da điều trị. Xác định điểm đau (bằng tay).

+  Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị chuyên khoa.

Các bước tiến hành điều trị bằng sóng xung kích    

– Bôi gel lên bề mặt da vùng điều trị.

– Đặt đầu phát sóng lên vị trí và tiến hành điều trị theo chỉ định.

– Hết thời gian điều trị: tắt máy, Lau vùng da điều trị và đầu phát sóng. Kiểm tra

vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.

Theo dõi điều trị

Cảm giác và phản ứng của người bệnh.

Tai biến và xử trí điều trị bằng sóng xung kích    

– Đau tăng hoặc sưng nền ngừng điều trị, theo dõi kiểm tra.

– Chảy máu dưới da: ngừng điều trị, theo dõi và xử trí theo phác đồ.

Thiết bị điều trị bằng sóng xung kích được sử dụng chủ yếu điều trị các bệnh thoái hóa cột sống cổ, gai gót chân, hội chứng khuỷu tay tennis, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp gối, viêm chu vai, viêm gân Achilles, với tỷ lệ khỏi bệnh là trên 90%.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Điều trị bằng sóng xung kích của Bộ Y tế)  

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

6 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

6 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago