Categories: Sức khoẻ

Dễ mất mạng vì dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc không chừa một ai và bất cứ loại thuốc nào cũng có thể khiến bạn dị ứng, chính vì vậy đừng biến bản thân thành “chuột bạch” để tự ý thử nghiệm các loại thuốc.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ dị ứng thuốc đã tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước đó. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, song phổ biến nhất là do người bệnh tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Ảnh minh họa

Nhận xét về vấn đề trên, PGS.TS, BS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm khẳng định: “Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của người có chuyên môn vốn đã có thể gây dị ứng, bởi nó phụ thuộc vào cơ địa và một số yếu tố di truyền của từng người. Nếu càng sử dụng thuốc bừa bãi, nguy cơ dị ứng càng nhiều hơn”.

Dị ứng thuốc có nhiều cấp độ, từ nhẹ như: phát ban, mẩn ngứa, sưng môi, sưng mặt,… đến nặng hơn là ói mửa, khó thở, mạch nhanh, ngất xỉu… và nặng nhất là sốc phản vệ vì nó có thể dẫn tới tử vong do tất cả các cơ quan trong cơ thể cùng một lúc bị tấn công bởi những tác nhân lạ. Khi gặp phải trường hợp này, bệnh nhân có thể tử vong chỉ sau 1 giờ. Và cho dù được chữa trị kịp thời, những nạn nhân của dị ứng thuốc đôi khi sẽ phải đối mặt với tình trạng suy gan, suy thận mãn tính, suy giảm khả năng lao động…

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có các loại thuốc “lạ” mới dẫn đến dị ứng, thế nhưng, thực tế thì, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể dẫn đến tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là các loại thuốc kháng sinh Penicillin, Ampicillin; thuốc hạ sốt, giảm đau chống viêm không steroid như Aspirin, Paracetamol, Analgin, Salicylat; các vitamin như B1, C, B12; thuốc gây tê, gây ngủ, giãn cơ như Novocain, Thiopental; hormone như Insulin, ACTH…

Vừa trở về từ bệnh viện sau quãng thời gian dài điều trị dị ứng tại bệnh viện, chị Lê Thanh Mai (Mỹ Đình, Hà Nội) than thở: “Hôm đó, sau khi uống thuốc giảm đau, hạ sốt xong, tôi thấy môi mình đỏ mọng. Tưởng đó là phản ứng của sốt, tôi không để ý nhiều. Ai dè, khoảng 2 tiếng sau thì thấy chân tay nổi nhiều bọng nước. Rồi những bọng nước này bị vỡ, rỉ dịch như bỏng vôi. Lúc đó, chồng tôi vội vàng chở đi bệnh viện thì mới biết mình bị dị ứng Paracetamol do cơ địa. Bị như thế là còn nhẹ chứ có người sốc phản vệ, không thể cứu chữa”.

Không tự ý kê đơn

Là một tai biến vô cùng nguy hiểm, lại không dự báo được, thế nên, theo bác sĩ Nguyễn Văn Đoàn, cách tốt nhất để phòng dị ứng thuốc là không lạm dụng thuốc, dùng thuốc vô tội vạ mà chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Nếu bị bệnh, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Việc dùng lại đơn của người khác, dùng theo hướng dẫn của người khác cần tuyệt đối tránh. Cuối cùng, bạn cũng không được uống thuốc để nâng cao sức khỏe hay chữa bệnh theo tuyên truyền.

Bên cạnh đó, khi mua thuốc, bạn nên đọc kỹ đơn thuốc, đối chiếu tên thuốc với đơn kê, mua thuốc ở các cửa hàng lớn, có uy tín để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Trước khi sử dụng một loại thuốc nào đó, bạn cần kiểm tra hạn sử dụng và đừng ngần ngại loại bỏ đi những loại thuốc đã để lâu không dùng.

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc vì nó có thể có những phản ứng chéo, tạo ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đặc biệt, khi điều trị bệnh, cũng cần hạn chế tối đa phương pháp đông, tây y phối hợp.

Khi đã bị dị ứng thuốc, bệnh nhân cần khai báo các loại thuốc mình đang dùng với bác sĩ, tốt nhất là nên cầm theo vỏ thuốc khi đi thăm khám. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bạn bị dị ứng với thành phần nào, từ đó đưa ra khuyến nghị cho những lần sử dụng sau.

Với những người bị mẩn ngứa, phát ban, nổi bọng nước… sau khi dùng thuốc, phải nghĩ ngay đến trường hợp dị ứng, tuyệt đối không tự ý chữa trị các biểu hiện này bằng các biện pháp dân gian như đắp lá hay uống thuốc Đông y.

Thuốc có thể mang lại cho bạn sức khỏe, song cũng có thể cướp đi sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, hãy dùng thuốc thật hiểu biết và khoa học trước khi quá muộn.

Bạn có biết?

Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) ở 17 nước cho thấy Penicillin có khả năng gây dị ứng hàng đầu, với tỷ lệ gây sốc phản vệ là 1/70.000.

Ở Đan Mạch cứ 10 triệu người dùng kháng sinh, có 01 người tử vong do sốc phản vệ. Ơ Mỹ thì tỷ lệ tử vong do dị ứng thuốc chiếm 1,8% tổng số ca tử vong trong năm.

Ở Việt Nam, khảo sát về và cộng sự điều tra tình hình dị ứng thuốc trong cộng đồng của Nguyễn Năng An, Phan Quang Đoàn cho thấy tỷ lệ dị ứng thu

Sốc kháng sinh chiếm 63,14%, Vitamin 11,6%, thuốc chống lao 6,48%, thuốc chống viêm không steroid 4,09%, thuốc chống dị ứng và corticoid 3,41%…

An Châu

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago