Chào bác sĩ, em đang băn khoăn một điều như sau, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Vợ chồng em mới “thả” 2 tháng để có em bé. Nhưng mấy ngày gần đây em thấy mình có dấu hiệu viêm nhiễm (dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, ngứa…). Em ra hiệu thuốc mua thuốc về đặt và uống nhưng chưa khỏi. Tình trạng này kéo dài 1 tuần. Thế nhưng, vì đợt này đúng vào những ngày rụng trứng nên vợ chồng em vẫn cố. Có thể đó chính là nguyên nhân khiến bệnh của em lâu khỏi.
Bác sĩ cho em hỏi, nếu em có bầu trong khoảng thời gian này (đang bị viêm nhiễm) thì có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Trần Huyền)
Trả lời:
Bạn Trần Huyền thân mến!
Bệnh phụ khoa là nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Đây cũng là bệnh lý phổ biến mà hầu như chị em nào cũng từng gặp trong đời, thậm chí bị tái phát thường xuyên. Môi trường âm hộ, âm đạo luôn luôn có một thảm vi khuẩn sống cộng sinh và kìm hãm sự phát triển lẫn nhau, khi có một sự thay đổi chẳng hạn như môi trường trở nên ẩm ướt quá nhiều, thay đổi độ pH (độ toan kiềm) tại chỗ, hoặc do sự trầy xước tại chỗ, do lây nhiễm thêm vi trùng từ bên ngoài… thì một số vi khuẩn sẽ phát triển trội lên và gây bệnh.
Các triệu chứng dễ nhận biết của bệnh thường là: Ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi, gây ngứa ngáy, khó chịu. Viêm nhiễm kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh.
Những chị em có gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục thường có nguy cơ bị mắc các bệnh viêm nhiễm này rất cao. Bệnh nếu không điều trị khỏi có thể kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinnh sản.
Nếu bạn đang lên kế hoạch mang thai nhưng lại bị viêm âm đạo thì cần chữa khỏi bệnh ít nhất 1 tháng trước đó. Bởi vì, viêm nhiễm âm đạo sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ trong quá trình mang thai, thậm chí nếu không dùng đúng loại thuốc điều trị viêm âm đạo còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Còn trong trường hợp nếu bạn đang mang thai mà bị viêm âm đạo thì nên đi khám đầy đủ để được bác sĩ tư vấn cụ thể cách bảo vệ sức khỏe của mình và em bé.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết cách phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần. Bạn nên lưu ý một số vấn đề như: ăn uống cân bằng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ; thay quần lót nhiều lần trong ngày, quần lót cần được phơi dưới ánh nắng, nên chọn loại quần lót vừa vặn và bằng chất liệu cotton thông thoáng, dễ hút ẩm; Chăm sóc vệ sinh thật kỹ trong những ngày hành kinh, không nên dùng một miếng băng vệ sinh quá 4 tiếng; tránh trầy xước trong khi giao hợp…
Tốt nhất, bạn nên theo dõi và đi khám để biết mình có thai không và nên điều trị như thế nào là thích hợp nhất theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn vui khỏe!
Nguồn: Afamily
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…