Có rất nhiều loài động vật hoang dã trên thế giới chỉ vì sự độc ác ích kỷ của con người mà chịu kết quả diệt chủng. Nhưng tại một công viên quốc gia ở Ấn Độ, người quản lý lại dùng chính hành động biến “kẻ săn trộm trở thành con mồi để săn” để đối phó với tình trạng săn bắn trái phép. Kết quả khiến 50 người bị giết chết vì săn bắt trộm!
Vườn quốc gia Kaziranga có vị trí nằm tại Assam, Ấn Độ. Nó được coi là khu vực bảo hộ tê giác của Ấn Độ quan trọng bậc nhất trên thế giới. Nhằm mục đích ngăn chặn những kẻ săn trộm tê giác, công viên này đã có những hành động tích cực, thậm chí nhiều khi thái quá trở nên cực đoan. Điều này đã trở thành một đề tài tranh cãi gay gắt trong các giới. 100 năm trước đây khi “Công viên quốc gia Kaziranga” mới được thành lập, lúc đó chỉ có ít hơn 10 con tê giác Ấn Độ, nhưng hiện nay số lượng tê giác đã trở nên phong phú với 2400 con.
▼ Vậy rốt cuộc họ đã làm gì mới có thể đạt được thành quả tuyệt vời như vậy? Trong thực tế, chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền bên sở thú có thể rút súng bắn thẳng vào những người được cho là “tình nghi xâm phạm” nơi này. Vậy cũng nói, cho tới nay đã có tới 50 người bị chết, nhưng rất có thể trong đó cũng bao gồm cả một số nạn nhân vô tội. Một nhân viên tuần tra bên ngoài đã nói với các phương tiện truyền thông rằng: “Chúng tôi nhận được chỉ thị rằng chỉ cần nhìn thấy những người bị nghi ngờ có ý định săn trộm thì buộc phải nổ súng tấn công. Nếu buổi tối nhìn thấy có ai đó lảng vảng trong công viên cũng sẽ trực tiếp bắn thẳng”.
▼ Thực tế, theo thống kê đến năm 2015, số người bị chết bởi nhân viên tuần tra bắn còn nhiều hơn số tê giác bị những người săn trộm giết chết. Mặc dù cách xử lý của công viên này có vẻ cực đoan nhưng cũng vì thế mang lại kết quả. Tuy nhiên nó cũng bắt đầu xuất hiện những khuyết điểm và hoài nghi trên phương diện vấn đề đạo đức.
Được biết sừng tê giác trên thị trường chợ đen hiện có giá là 131 triệu đồng/100g. Đó có lẽ chính là lý do khiến những người săn trộm sẵn sàng mạo hiểm tính mạng của mình đến nơi được cho là khu vực bảo vệ động vật nghiêm ngặt nhất thế giới “Vườn quốc gia Kaziranga” để săn tê giác.
Bạch Mỹ
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…