Categories: Nuôi dạy trẻ

Con tôi nói như khướu với mẹ nhưng lại im lặng khi có người lạ

Con gái tôi hơn 3 tuổi. Khi ở nhà với mẹ, cháu nói chuyện rất nhiều nhưng có khách đến nhà chơi thì lại im không nói một câu nào.

Thậm chí, dù đó là người quen của gia đình, con cũng im lặng. Chỉ cần trong phòng có hai người trở lên là con không nói. Đi ra ngoài, con càng không nói, không chào hỏi ai, kể cả khi tôi cố tình hỏi chuyện, con cũng không nói.

Tôi cho con đi nhà trẻ khá sớm. Dù đi học đã hơn một năm, con vẫn không nói chuyện với bạn bè hay cô giáo ở trường. Tôi lo quá. Liệu con tôi có vấn đề gì không? Tôi phải làm thế nào?

Hồng

Những bé được bao bọc quá hoặc gia đình neo người thường nhút nhát – Ảnh: Pixabay.

Trả lời

Những cháu bé được cha mẹ chăm chút quá mức hoặc những trẻ được nuôi nấng trong những gia đình vắng người thường có biểu hiện thiếu kĩ năng giao tiếp với người xung quanh như cháu nhà chị. Lý do đơn giản là con người có khả năng tự vệ bằng cách thu mình lại khi gặp một đối tượng lạ. Nếu trong trường hợp cha mẹ quá bao bọc hoặc gia đình vắng người, khả năng này sẽ phát huy tối đa. Tuy nhiên, điều đó sẽ dẫn đến hai hệ lụy: một là cháu sẽ thiếu tự tin và hai là cháu sẽ thiếu kĩ năng giao tiếp cộng đồng.

Để giải quyết vấn đề này, chị cần cho cháu ra ngoài chơi thật nhiều. Trong khi đi chơi, chị đừng vội vàng thúc giục con giao tiếp, hãy để con tự mình quan sát, nghiên cứu xung quanh. Khi cảm thấy thực sự an toàn, con sẽ tự động giao tiếp. Hãy để mọi việc cho con tự giải quyết. Chị càng nhắc nhở, thúc giục con giao tiếp, con sẽ càng hoảng sợ và càng thu mình lại. Điều đó rõ ràng là lợi bất cập hại.

Một điều nữa, để giúp con tự tin hơn, cha mẹ không nên làm hết mọi thứ cho con. Con 3 tuổi, mẹ nên dạy con cách tự chăm sóc bản thân bằng các việc hết sức đơn giản như tự xúc ăn, tự đi vệ sinh, tự đi bộ, đi cầu thang… Khi con đã tự làm được tất cả những việc đơn giản đó, tâm trạng của con sẽ khá lên và con sẽ đỡ sợ khi ra ngoài.

Cách giải quyết mọi việc cũng thế, khi con gặp vấn đề gì, bố mẹ nên để con tự giải quyết trước chứ không nên ngay lập tức can thiệp và làm hộ con. Chỉ khi con không làm được, bố mẹ mới giúp và cũng nên hạn chế. Ví dụ: khi con ngã, bố mẹ hãy động viên con tự đứng dậy. Nếu con ngã để lại tổn thương quá lớn mới can thiệp. Sau khi con tự đứng dậy rồi, cha mẹ nên khen ngợi con và cố gắng để “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có”, nhằm giúp con cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Chúc bé nhà mình nhanh chóng hòa nhập với các bạn bè xung quanh.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương

Gửi thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con của bạn tại đây

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago