“Các mẹ có con nhỏ nhớ lưu ý nè, con em cũng hay bị mệt mỏi vậy lắm nên phải đưa đi khám sơm quá. Sáng nay, em lên mạng đọc báo thấy trường hợp một bé mới 15 tuổi mà đã mang vào mình căn bệnh của người lớn và “máu vàng, gan vàng” kiến người làm mẹ như em cũng thấy xót xa quá.”
Đó là trường hợp của em Nguyễn Anh T. 15 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội, dù 15 tuổi nhưng T. nặng 70 kg, cao 170cm. Mẹ của T. đưa con đi khám vì lý do thấy con hay mệt mỏi. T. kể với mẹ nhiều lúc đi học đi bộ thôi em cũng thấy mệt cảm giác như có người kéo em lại.
Sau khi được các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm thì phát hiện máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ và gan đã “vàng óng”.
Khi được hỏi về chế độ ăn uống của con như thế nào, mẹ của T. cho biết là hầu như ngày nào con chị cũng ăn trứng, không chỉ 1 quả mà là 5,6 quả. Dù biết ăn nhiều trứng không tốt nhưng cháu thích và không thấy chán nên gia đình cũng để cho cháu tự do ăn uống.
Biết con thích ăn nên tháng nào mẹ bé cũng mua cả trăm quả trứng để tủ lạnh cho con ăn. Nhưng giờ khi nghe bác sĩ tư vấn con nhỏ tuổi đã mỡ máu, gan nhiễm mỡ mẹ của cháu cũng bất ngờ vì cháu chỉ ăn lòng đỏ trứng, không ăn lòng trắng vì nhiều cholesterol.
Thế nhưng, không chỉ trẻ nhỏ bị béo như em T. mới gặp phải tình trạng này mà người già cũng dễ mắc bệnh. Những cụ ông, cụ bà lớn tuổi chỉ trứng mấy năm nay vì nó mềm, dễ ăn và khi vào khám thì gan nhiễm mỡ nặng.
Một ông cụ chia sẻ rằng mình chẳng ăn thịt thà, bia rượu thì làm sao gan nhiễm mỡ được. Chỉ nghe bác sĩ giải thích, bệnh nhân mới hiểu được là quá lạm dụng thực phẩm giàu chất đạm, chất béo cũng gia tăng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
Trứng là một thực phẩm dễ ăn nên được các bà nội trợ ưu tiên trong mâm cơm hàng ngày với các món đa dạng. Đặc biệt, chúng ta thường chọn trứng để bồi bổ cho những người ốm yếu. Tuy nhiên nếu lạm dụng trứng thì bất cứ ai cũng có thể trở thành bệnh nhân.
Không những vậy, rất nhiều người có cùng suy nghĩ vớ mẹ bé T. rằng lòng đỏ trứng gà tốt, nhiều đạm và chỉ ăn lòng đỏ trứng không sẽ nguy hiểm hơn vì lượng cholesterol trong lòng đỏ cao hơn.
Ảnh minh họa
Vậy ăn trứng thế nào là đủ và tốt cho sức khỏe? Dươi đây là những lời khuyên mà Ths. BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng và béo phì, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ với chúng ta:
“Theo Ths. BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng và béo phì, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).
Trứng còn có nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, vitamin A, kẽm… Giá trị dinh dưỡng của 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ).
Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả. Một quả trứng gà chứa 14,8g protein và trứng vịt là 13g protein, mỗi quả trứng gà chứa 166 kalo và trứng vịt là 180 kalo nhưng cholesterol của trứng gà là 470 mg, trứng vịt là 864 mg.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu ăn trứng quá nhiều hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ khuyến cáo trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể cho ăn 1 quả/ngày. Còn lại chỉ nên ăn 3 – 4 quả/tuần, người cao tuổi có thể ăn 2 quả/tuần.
Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này.”
Thật ra trứng gà là 1 loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng nhưng khi ăn nhiều quá mới có tác dụng ngược lại như vậy. Không chỉ trứng mà bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, khi bố mẹ cho con ăn nên cho với mức độ vừa phải không nên thấy con thích thì cho liên tục thành ra thương con cũng chính là tự hại con mình đấy.
“Để đảm bảo sức khỏe cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, mỗi tuần các chị chỉ nên cho ăn 2/3 quả thôi. Con nhà em cũng thích ăn trứng lắm, ngày cũng ăn ít nhất 1-2 quả. Mà giờ đọc được bài báo này, chắc em hạn chế lại quá, vì con em cũng được xem là khá béo. Nhà chị nào có con thích ăn trứng kiểu này thì cũng nên hạn chế lại nhé, để không lại mang bệnh cho con.”
Video: Cách cho quả trứng gà luộc vào chai mà không làm vỡ chai
Theo WTT
Nguồn: ĐKN
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…