Con gái tôi xinh xắn và khá ngoan. Thời gian gần đây, cháu hay kể với tôi chuyện thích bạn này, bạn kia. Có lần, cháu hào hứng kể với tôi là con mới thích một anh (là bạn của cậu bé hàng xóm). Sau đó, con hỏi tôi “Mẹ ơi, con cứ gặp bạn trai nào hay hay (đẹp trai) là lại thích bạn ấy, không biết con có bị làm sao không?”.
Tôi khi ấy khó trả lời con nên đã chống chế hẹn sẽ nói chuyện với cháu về việc này sau. Thực sự tôi chưa biết nói với con thế nào. Ở tuổi này, tôi đã nên trò chuyện với cháu về chuyện bạn khác giới hay những chủ đề tương tự như vậy chưa? (Thanh Kim)
|
Ảnh minh họa: Invertigo-studios. |
Trả lời
Chào bạn,
Qua những gì bạn kể, chúng tôi rất tán thành với cách chia sẻ và giáo dục con mà bạn đang làm. Bạn đã là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con để bé sẵn sàng cởi mở, chia sẻ. Bạn hãy luôn giữ vững vị trí này, đừng để con thất vọng, ngại ngùng mà không sẵn sàng tâm sự với mẹ.
Vấn đề bạn quan tâm là có nên nói chuyện với con về bạn khác giới hay những chủ đề tương tự khi bé mới 8 tuổi hay không, tôi nghĩ việc giáo dục giới tính, tình bạn cho con không phải đợi đến tuổi dậy thì mà cần bắt đầu ngay từ lúc bé chào đời. Từ lúc ấy, nếu con là nam, mẹ có thể có định hướng sở thích của bé đến những món đồ chơi con trai, liên tưởng những hình ảnh đẹp của bố hoặc kể cho bé nghe câu chuyện về những người đàn ông dũng cảm. Nếu bé là nữ, mẹ chăm chút đến những sở thích nữ tính của con… Vì vậy việc giáo dục giới tính cho trẻ khi trẻ đã được 8 tuổi là điều cần thiết chứ không phải là nên hay không.
Vấn đề là, với bé gái 8 tuổi thì mẹ sẽ giáo dục điều gì cho con? Bạn cần tìm mua những cuốn sách hay đọc những bài viết, ý kiến của các chuyên gia để có phương pháp và nội dung giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi của con. Tôi có một số gợi ý muốn chia sẻ cùng bạn như:
– Dạy con hiểu biết về đặc điểm cơ thể của bản thân, sự khác biệt giữa phái nữ và phái nam.
– Dạy con cách gìn giữ sức khỏe giới tính của mình, cách bảo vệ mình để tránh bị xâm phạm.
– Dạy con về những hình ảnh đẹp của người cùng phái và người khác phái. Ví dụ, khi con chia sẻ với mẹ là con cứ gặp bạn trai nào đẹp là con thích, mẹ có thể hỏi xem con nghĩ một bạn trai như thế nào là đẹp? Nếu con chỉ nói đến cái đẹp bên ngoài thì mẹ chia sẻ thêm với con về tiêu chuẩn như thế là chưa đủ vì cái đẹp này có thể thay đổi, có thể mất đi… Đồng thời, định hướng con đến một cái vẻ đẹp hoàn thiện hơn, cho con thấy được là trước cái đẹp mình không chỉ thích, ngưỡng mộ mà còn là động lực, là tấm gương để phấn đấu làm được như thế. Mẹ cũng có thể chia sẻ với con cách xây dựng một tình bạn đẹp ở lứa tuổi của bé.
Chúc bạn luôn thành công trong việc giáo dục con!
Thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Thị Quỳnh
Chuyên gia tâm lý Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC
Nguồn: vnexpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…