Klaudia Rachwal, 25 tuổi, sống ở Dublin, Ireland, bị đột quỵ hồi năm 2015, trong một lần về thăm quê tại Ba Lan. Sau khi hôn mê, cô gái này vẫn có thể nghe nhưng không thể di chuyển được như bình thường.
Các bác sĩ xác định Rachwal mắc phải hội chứng khóa trong. Đây là hội chứng mà bệnh nhân mắc phải vẫn tỉnh táo, nhận thức được, nhưng mất hoàn toàn khả năng vận động. “Thật đáng sợ, tôi cố gắng di chuyển nhưng không thể. Cơ thể của tôi không làm được gì”, Rachwal chia sẻ.
Mọi việc bắt đầu xảy ra khi Rachwal đang tập luyện cùng đội bóng chuyền địa phương. “Tôi đang thực hiện một bài tập thì xuất hiện cơn đau đầu dữ dội. Tôi đi uống nước, nhưng cảm thấy rất yếu ớt, không thể đứng dậy. Các huấn luyện viên quyết định gọi xe cấp cứu để đưa tôi đến bệnh viện”.
Trong thời gian chờ đợi các nhân viên y tế đến, Rachwal bị liệt bên trái cơ thể. Khi xe cấp cứu tới nơi, cô bắt đầu nôn và chóng mặt. Sau đó, Rachwal được đưa đến Bệnh viện Naas, Ireland. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành chụp não, xét nghiệm dịch não tủy, để kiểm tra tình trạng của não, tủy sống và hệ thống thần kinh của cơ thể.
Sau một đêm, các triệu chứng dần được cải thiện. Các bác sĩ kết luận cô không có vấn đề gì. Khi nghe bác sĩ nói vậy, Rachwal vẫn quyết định đặt vé máy bay để về thăm quê nhà tại Ba Lan.
Rachwal đang dần hồi phục sau cơn đột quỵ. Ảnh: Daily Mail.
Tuy nhiên, trong khi đang dọn dẹp nhà tại Ba Lan, Rachwal cảm thấy cánh tay trái bị tê. Sau đó, chân trái có dấu hiệu tương tự. “Sau một tiếng, tình trạng của tôi trở nên tồi tệ. Tôi bị đau đầu, chân bị tê và rơi vào hôn mê sau khi nôn”, Rachwal nhớ lại.
Sau một đêm ở bệnh viện, Rachwal không thể cử động được các bộ phận trên cơ thể, ngoại trừ mắt. Các bác sĩ nhận định có thể cô bị hội chứng Gullian-Barre (hội chứng hiếm khiến hệ miễn dịch tấn công các dây thần kinh gây bại liệt toàn thân). Khi bệnh nhân này được chuyển đến bệnh viện khác, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy Rachwal bị đột quỵ và mắc hội chứng khóa trong.
Tháng 11/2015, Rachwal được chuyển đến khoa Thần kinh để điều trị, theo dõi. Sau đó, bệnh nhân này được tập phục hồi tại một bệnh viện khác. Rachwal bắt đầu trải qua chương trình vật lý trị liệu, học cách đi lại từ đầu.
Sau 4 tháng kể từ khi xảy ra đột quỵ, cô gái trẻ bắt đầu nói được. Tháng 9/2016, Rachwal trở lại Ireland để tiếp tục tập phục hồi chức năng.
“Sự phục hồi của tôi kéo dài và khá khó khăn. Mỗi ngày, tôi cảm thấy không tiến bộ chút nào, nhưng khi nhìn lại bản thân cảm thấy thật tuyệt vời. Việc phục hồi không phải dễ dàng, tôi cố gắng chăm chỉ mỗi ngày cùng sự hỗ trợ rất nhiều của mọi người”, Rachwal tâm sự.
Quang Minh
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…