Trong các đối tượng dễ trở thành “nạn nhân” của ho đàm, trẻ em là đối tượng chịu nhiều tổn thương nhất vì sức đề kháng yếu, lại không biết cách tự chủ động ho khạc đàm đúng cách. Trong khi đó, nhiều bà mẹ muốn cho con hết ho đàm nhanh đã vội vàng áp dụng những phương pháp chữa trị sai lầm, khiến tình trạng của bé ngày càng nặng hơn.
Tiếng cười nói líu ríu hay chỉ đơn giản là tiếng reo hò mừng mẹ về sau giờ tan tầm của các bé luôn là niềm hạnh phúc lớn lao của người mẹ. Thế nhưng, khi “cơn ác mộng” mang tên ho đàm xuất hiện và tấn công trẻ, những giai điệu vui vẻ, hạnh phúc ấy tự nhiên biến mất, nhường chỗ cho sự ủ rũ, mệt mỏi cùng những cơn ho dai dẳng, nặng nhọc.
Là người bảo vệ tiếng cười nói, bảo vệ âm thanh hạnh phúc gia đình, khi đứng trước những tiếng ho đàm như xé ngực của bé, ắt hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng đau lòng, xót xa và muốn con nhanh hết bệnh. Nhưng dù lo lắng đến như thế nào, các bà mẹ cũng không nên vội vàng bỏ qua bước tìm hiểu về bệnh mà dẫn đến những sai lầm sau:
Trẻ mới chớm ho đã dùng kháng sinh: Theo các chuyên gia, kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm khuẫn hô hấp do vi trùng như viêm mũi nhiễm trùng, viêm họng nhiễm trùng, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản và đặc biệt là viêm phổi. Trong trường hợp trẻ bị cảm ho thông thường (đa số là do vi-rút), dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh còn có nhiều tác hại như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, nhất là vi trùng sẽ kháng thuốc.
Không phân biệt được ho đàm và ho khan: để dứt ho đàm, điều quan trọng nhất là phải làm sạch đàm. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ do không phân biệt được ho đàm với các loại ho khác, dẫn đến điều trị sai cách, bệnh càng kéo dài hơn.
Dùng thuốc ức chế phản xạ ho nhằm giúp cho con bớt ho. Thế nhưng, thuốc ức chế ho chỉ dùng trong trường hợp ho khan. Đối với ho đàm thì cần làm sạch đàm trước để đàm không bị cản trở đường hô hấp dẫn đến ho.
Bắt con kiêng các loại thực phẩm như tôm, cua, gà, bò: Trên thực tế, chỉ riêng người bị ho do dị ứng hay hen suyễn mới cần tránh những thức ăn dễ gây dị ứng như: trứng, tôm, cua, cá, sữa bò… Tuy nhiên nếu không dị ứng thì cũng không cần kiêng.
Bảo vệ con quá mức: như ủ ấm, bắt con mặc thêm áo, quấn thêm chăn, ở trong phòng kín. Những việc này có thể khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được làm tăng nguy cơ các bệnh về da và hô hấp. Để giúp con mau khỏi bệnh, điều quan trọng nhất là phân biệt đúng loại ho mà bé đang mắc để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Khi trẻ bị ho đàm kéo dài, có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dùng những loại thuốc loãng đàm hiệu quả, uy tín trên thị trường.
Hoạt chất Bromhexine – Giải pháp điều trị ho đàm hiệu quả cho mọi gia đình
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hoạt chất Bromhexine với tác dụng phối hợp giúp loãng đàm hiệu quả trong điều trị ho đàm. Thuốc ho loãng đàm với hoạt chất Bromhexine được bào chế dưới dạng viên nhỏ tiện lợi cho người lớn và cả dạng siro vị dâu dịu ngọt thích hợp cho trẻ nhỏ (có thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi). Khi cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn các thuốc từ những nhà sản xuất của các quốc gia uy tín để đạt hiệu quả điều trị tối ưu cũng như bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…