Categories: Vợ chồng

Chuyện một bà mẹ nuôi con trai giống như con gái

Tôi nói với con trai mình, bình đẳng là phải chấp nhận thành người dạy dỗ các con, còn vợ sẽ là trụ cột kiếm tiền nuôi gia đình.

Sarah Stewart (ở Hà Lan) là một nhà văn và nhà báo chuyên viết về các vấn đề làm cha mẹ, nuôi dạy con cái. Trong một bài viết mới đăng trên Huffingtonpost, nữ nhà văn này đã đưa ra cách nuôi dạy con trai mình như con gái.

Ngày nay, những kỳ vọng mà xã hội đặt ra cho nữ giới là còn xa mới đạt được. Một phụ nữ lý tưởng phải xinh đẹp, tử tế và không bao giờ tỏ ra kẻ cả, hách dịch. Tuy thế, chúng ta đã trải qua một chặng đường dài so với những năm 50, thời điểm mà kết hôn và chăm sóc gia đình được coi là mục đích sống duy nhất của phụ nữ.

Tôi đã được nuôi dạy với niềm tin rằng mình có thể đạt được bất cứ điều gì mình mong muốn. Tôi đã được ngợi khen vì có những ước mơ táo bạo trong thế giới mà nam giới thống trị pháp luật và chính trị.

Nhưng ngày nay, các bé trai đã được nuôi dạy một cách khác hẳn. Chúng được dạy có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, miễn là không phải những thứ của con gái. Một cậu bé thích sơn móng tay nhưng đã phải từ bỏ sở thích này bởi mọi người nói với cậu bé rằng thứ đó là dành cho con gái. Một cậu bé khác rất thích xem bộ phim hoạt hình “My Little Pony” nhưng lại bị cảnh báo rằng đó là phim dành cho con gái. Tôi nghe được từ những người học rộng, biết nhiều rằng họ sẽ không đời nào để con trai mình mặc chiếc áo sơ mi này hay tham gia hoạt động kia chỉ vì nó có vẻ “nữ tính”.

“Nữ tính” đã bị mang một nghĩa xấu và không được mọi người ưa thích. Thái độ này rất có hại. Những cậu bé bị cảnh cáo rằng những thứ mà chúng đang yêu mến là không tốt và giống con gái. Còn những cô gái thì bị ám ảnh rằng những thứ chúng làm là của con trai.

Ảnh: Theasianparent.

Gần đây, tôi có nghe một bà mẹ nói về vấn đề này trên kênh radio. Cô nói: “Đây là những gì tôi đã trải qua. Tôi có 2 đứa con trai. Mỗi khi nhìn chúng, tôi đều nghĩ thầm rằng: nếu mình có một đứa con gái, mình sẽ nuôi dạy nó khác hẳn cách mà mẹ đã dạy dỗ mình hay cách mà bà ngoại đã dạy mẹ mình. Trái ngược lại với mẹ, cha tôi là một người rất tiến bộ và luôn mong muốn tôi có thể tạo dựng được một sự nghiệp cá nhân cho mình.

Nhưng khi nhìn lại con trai của mình, tôi nghĩ: “Mình đang nuôi dạy nó chính xác theo cách mà cha đã nuôi mình”. Chúng ta thường nói với con trai rằng: Nhiệm vụ của con sau này là kiếm được càng nhiều tiền, vươn lên càng cao càng tốt để nuôi sống gia đình.

Còn đối với con gái, ta cũng thường bảo chúng rằng: sau này con hạnh phúc hay không phụ thuộc vào việc con kết hôn, kiếm được một người chồng tốt và có những đứa con ngoan.

Là một phụ nữ, tôi thực sự muốn cạnh tranh, muốn có một sự nghiệp riêng. Đó luôn là điều tuyệt vời. Nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể làm điều đó nếu bị bó buộc trong nghĩa vụ của một người mẹ, người vợ, một người chị hoặc một người con gái.

Tôi nói với con trai của mình rằng: “Nếu tin tưởng vào sự bình đẳng, kết hôn với một phụ nữ và ủng hộ cô ấy phát triển sự nghiệp thì con sẽ phải chấp nhận việc mình trở thành người dạy dỗ các con, còn cô ấy sẽ là trụ cột kiếm tiền nuôi sống gia đình“.

Câu chuyện này tương tự như trong cuộc hôn nhân của tôi. Tôi sẽ không có được một sự nghiệp thành công nếu như không có sự ủng hộ của Andy, chồng tôi.

Khi nói với cậu con trai bé bỏng của mình rằng không được dùng những thứ đồ “nữ tính”, là chúng ta đang hạn chế quyền tự quyết và hạnh phúc của chính con mình.

Chúng ta phải dạy những cậu bé rằng những việc có vẻ “nữ tính” như nuôi dưỡng, chăm sóc cũng có ý nghĩa quan trọng ngang với việc có tham vọng kiếm nhiều tiền. Hãy nói cho chúng hiểu: bất kỳ lựa chọn nào cũng có giá trị khi nó giúp chúng hoàn thiện bản thân mình.

Những việc này khó nhưng chúng ta vẫn phải gắng sức. Hãy để con trai bạn sơn móng tay nếu nó thích. Hãy để con gái bạn cắt tóc ngắn. Hãy nói với con trai bạn rằng một ngày kia nó sẽ trở thành người cha tốt. Hãy nói với con gái bạn rằng rồi cô bé sẽ trở thành một sếp lớn. Chúng ta phải chịu đựng sự khó chịu khi con cái mình không phát triển theo những định hướng truyền thống của xã hội.

Có người nói với tôi rằng tôi đang lấy con cái mình ra làm trò cười cho thiên hạ. Trước hết, tôi chưa từng gặp một ai trải qua thời thơ ấu mà tránh khỏi đối đầu với những rắc rối, với những kẻ châm chọc mình. Tôi muốn dạy con mình thích nghi được với những sự trêu chọc ấy, đối đầu chứ không phải né tránh bằng mọi giá.

Điều thứ hai là tôi không muốn ép các con mình phải thay đổi suy nghĩ, hành động của chúng chỉ vì quan điểm của người khác.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Gloria Steinem, một bà mẹ chuyên viết các vấn đề nuôi dạy trẻ từng nói: “Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó các quan niệm xã hội sẽ phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu cá nhân chứ không phải là cá nhân phải thích nghi với các quan niệm xã hội ấy”.

Tôi mong muốn những điều đó cho bản thân mình, cho tất cả mọi người và đặc biệt là cho con trai tôi. Tôi yêu những cậu con trai của mình, yêu tất cả những điều nhỏ nhất khiến chúng trở nên riêng biệt. Chúng có quyền làm bất cứ điều gì kể cả là muốn được sống một cách “nữ tính” hơn đi nữa.

Minh Phương (Theo Huffingtonpost)

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

2 days ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

2 days ago

Đốm đỏ trên mặt đề phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…

2 days ago

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

5 days ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

6 days ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

6 days ago