Categories: Sức khoẻ

Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý khi bị đau cổ, vai, gáy

Chứng đau cổ, vai, gáy thường gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ người bị đau cổ, vai, gáy gia tăng khi trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột. Vậy, làm thế nào để giảm những cơn đau khó chịu này?

Cơ chế gây bệnh

Trở trời, thời tiết lạnh đột ngột khiến nhiều người bị đau ở vùng cổ, vai, gáy gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập. Bệnh nếu không chữa trị ngay sẽ dẫn tới viêm gân cơ, hoặc chèn lên các dây thần kinh khiến bệnh nhân đau nhức, phải chữa trị rất lâu mới dứt bệnh.

Theo TS. BS Lương Tài (BV Châm cứu TƯ), chứng đau cổ, vai, gáy gặp ở mọi lứa tuổi do rất nhiều nguyên nhân như: Gội đầu, tắm đêm, đi đêm ngấm sương lạnh, tư thế ngồi sai, tư thế lao động sai… Nhưng chủ yếu vẫn do bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, những người phải ngồi lâu ở một tư thế cũng rất hay mắc. Người hay nằm nghiêng, gối cao, lúc ngủ dậy, cũng hay bị cứng cơ, vẹo cổ.

Tương tự, TS. BS Phạm Hữu Lợi (Phó Trưởng khoa Nội, BV Châm cứu TƯ) cho biết, tuổi trung niên hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay bị đau cổ, vai, gáy, ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Chứng đau cổ, vai, gáy nhẹ chỉ cần châm cứu, xoa bóp 1-2 lần là khỏi. Nhưng để xuống tới huyệt phế du là đã bị nhiễm lạnh lâu, ngấm sâu vào cơ thể, chữa sẽ lâu hơn. Nếu cơ bị co lâu ngày làm máu lưu thông kém, các khe đốt sống cổ co hẹp chèn ép lên các dây thần kinh vai, gáy khiến bệnh nhân đau đớn và làm suy thoái đốt sống cổ nhanh hơn.

Khuyến cáo của chuyên gia

TS.BS Phạm Hữu Lợi chia sẻ một trong những sai lầm bệnh nhân hay mắc phải là thường đắp khăn lạnh vào chỗ đau ở vùng cổ, vai, gáy để mong giảm đau. Điều này rất nguy hiểm vì những vùng trên bị đau do trúng phong hàn, khi gặp lạnh sẽ càng thêm đau.

Một thói quen khác nguy hiểm không kém là tự lắc cổ khi đau mỏi và xoay vặn mình khi ngủ dậy dễ dẫn đến bị trật khớp cổ. Do đó khi đau cổ vai gáy chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh, cũng không lắc cổ. Chỉ nên vận động mạnh khi có chỉ định của bác sĩ.

Đối với trường hợp đau cổ, vai, gáy ở thể nhẹ, người bệnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ và vai bằng dầu nóng sẽ cảm thấy dễ chịu. Hoặc hơ nóng ngải cứu cho vào khăn chườm nóng vào vùng cổ, vai, gáy. Hỗ trợ thêm bằng các động tác day xoa, vỗ, gõ.

Trường hợp đau nhiều cần đến các cơ sở y tế điều trị (thường là ngoại trú) bằng cách châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu. Tuỳ nguyên nhân, mức độ bệnh thầy thuốc sẽ điện châm hay thủy châm, ôn châm vùng cổ, vai, gáy, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt vận động nhẹ nhàng cổ và khớp vai… Hoặc dùng máy từ nhiệt chườm nóng kết hợp uống thuốc giãn cơ… Nếu bệnh nhẹ, chỉ cần châm cứu trị liệu 2 ngày là khỏi, bệnh nặng thì mất khoảng 2-3 tuần. Nếu đau xuống tới huyệt phế du sẽ điều trị ôn châm (vừa châm cứu, vừa hơ ngải vào đốc kim làm kim nóng, lan tới huyệt để trị hàn).

Với Tây y, chứng đau cổ, vai, gáy do thời tiết thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, hoặc cao dán, ưu điểm là nhanh khỏi nhưng hết thuốc có thể sẽ bị đau lại và hay tái phát. Vì vậy, người bệnh cố gắng chữa trị dứt điểm, chớ thấy hơi bình thường đã bỏ vì khi ấy hàn khí tích trong cơ thể vẫn còn, khi trái gió trở trời, gặp lạnh là tái phát.

Theo Giadinh.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

9 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

9 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago