Tin tức y học – Tôi hay bị hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là lúc đứng lên đột ngột. Tôi nghe nói có dấu hiệu này là bị rối loạn tiền đình. Xin cho biết có phải như vậy không và tôi nên uống thuốc nào để điều trị?
Tôi hay bị hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là lúc đứng lên đột ngột. Tôi nghe nói có dấu hiệu này là bị rối loạn tiền đình. Xin cho biết có phải như vậy không và tôi nên uống thuốc nào để điều trị? Tôi xin cảm ơn!
Nguyễn Việt Hà (Hà Nội)
Với biểu hiện hay hoa mắt chóng mặt, quay cuồng nhất là khi quay quá nhanh hoặc đứng lên ngồi xuống thay đổi tư thế đột ngột, nhiều khả năng bạn bị rối loạn tiền đình. Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống…), bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị, viêm, hẹp thân đốt…) bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ (rối loạn chuyển hóa lipid), bệnh lý tim mạch, bệnh lý của hệ tạo máu… Vì vậy, trường hợp của bạn tốt nhất là đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết như các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp Xquang, chụp cộng hương từ… để chẩn đoán nguyên nhân từ đó bác sĩ mới có chỉ định điều trị hợp lý cho bạn.
Trước mắt bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt chườm ấm vùng cột sống cổ cũng có thể giúp bạn giải quyết tạm thời tình trạng này. Hoặc có thể sử dụng các thuốc tăng cường tuần hoàn não như cinnarizin, flunarizine, vipocetin, duxil, tanganil, hay ginko biloba..
+ Cinnarizin là thuốc kháng histamin H1, được chỉ định trong rối loạn tiền đình với các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, choáng váng, ù tai. Thuốc cũng có tác dụng phòng ngừa say tàu xe, chứng đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn ngoại biên… Thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.
+ Flunarizine là thuốc dự phòng đau nửa đầu, điều trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não… Tuy nhiên, thuốc có thể gia tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm và bộc phát hội chứng Parkinson. Do vậy phải hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc này ở bệnh nhân cao tuổi. Một số triệu chứng khác có thể gặp như mệt, buồn ngủ, do vậy không nên lái xe trong thời gian dùng thuốc.
+ Vipocetin là thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh, đặc biệt đối với các bệnh về mạch máu não, trong đó có rối loạn tiền đình. Thuốc cũng ít các tác dụng phụ, một số triệu chứng khó chịu nhưng ít gặp là hạ huyết áp tạm thời, rối loạn giấc ngủ (các triệu chứng này cũng có thể do bệnh rối loạn tiền đình gây nên).
+ Duxil có tác dụng làm tăng ôxy ở các mô, đặc biệt là ở mô não, do đó giúp cải thiện được các biểu hiện choáng váng.
+ Tanganil được dùng điều trị triệu chứng các trường hợp chóng mặt không rõ nguyên nhân như hội chứng tiền đình, chóng mặt sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật… Tuy nhiên, thuốc có tương tác với một số thuốc khác, do vậy phải thông báo với bác sĩ các loại thuốc khác bạn đang dùng.
+ Ginko biloba là chất cao chiết suất từ lá khô của cây ginko biloba, có tác dụng làm tăng tuần hoàn động mạch. Do vậy được chỉ định trong khá nhiều các bệnh liên quan tới tuần hoàn não.
Trên đây là một số loại thuốc thông thường được chỉ định trong điều trị hội chứng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên khi dùng thuốc bệnh nhân tham khảo ý kiến của bác sĩ để việc điều trị trở nên hiệu quả.
Một số các bài hướng dẫn dưới đây cũng là những liệu phát hỗ trợ điều trị thông qua các bài tập cho người măc bệnh tiền đình.
ThS. Nguyễn Vân Anh
Bài cùng chủ đề:
+ Triệu chứng chóng mặt, hội chứng tiền đình
+ Phân biệt rối loạn tiền đình với thiểu năng tuần hoàn não
+ Những bài tập cải thiện chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…